Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hơn 38.300 Ha Nuôi Tôm Bị Dịch Bệnh

Hơn 38.300 Ha Nuôi Tôm Bị Dịch Bệnh
Ngày đăng: 26/06/2012

Ngày 25.6, tại Trà Vinh, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát chủ trì hội nghị phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ tại các tỉnh phía Nam.

Theo Tổng cục Thủy sản, hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm xuất hiện tại vùng ĐBSCL từ năm 2010 và đến năm 2011 thì bùng phát thành dịch trên diện rộng, gây thiệt hại trên 97.000 ha tập trung ở các tỉnh: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre. Năm 2012 dịch bệnh bùng phát thêm các tỉnh Trà Vinh, Kiên Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Qua thống kê, đến thời điểm này, diện tích tôm bị thiệt hại do dịch bệnh là 38.381 ha. Trong đó, Trà Vinh là tỉnh thiệt hại nặng nhất với tổng diện tích gần 10.000 ha, tiếp theo là Cà Mau gần 9.000 ha, Sóc Trăng hơn 7.300 ha, Bạc Liêu gần 7.000 ha…

Trước diễn biến của dịch bệnh, từ năm 2011 Bộ NNPTNT đã giao cho Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II khẩn cấp xác định nguyên nhân gây dịch bệnh. Kết quả điều tra của viện cho thấy hầu hết các trang trại nuôi tôm không có ao lắng và ao xử lý nước trước khi cấp cho ao nuôi. Việc dùng thuốc bảo vệ thực vật Cypermethrin diệt giáp xác trong ao tôm khá phổ biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hiện diện của Cypermethrin trong ao nuôi tôm là một tác nhân gây hội chứng gan tụy trên tôm.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát chỉ đạo: Trong thời gian tới cần ưu tiên, tiếp tục làm rõ nguyên nhân để hỗ trợ nông dân. Trong đó trọng tâm là đối phó với hội chứng suy gan tụy trên tôm nước lợ. Đồng thời, Tổng cục Thủy sản cần sớm đưa ra quy trình nuôi từ xử lý nguồn nước, đáy ao, con giống, mật độ, thời vụ… để hạn chế dịch bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Hải Sản Với Ao Chắn Ven Biển Ở Bình Thuận Nuôi Hải Sản Với Ao Chắn Ven Biển Ở Bình Thuận

Mỗi khi mùa mưa bão về, các ngư dân huyện đảo Phú Quý phải “di dời” cá mú lồng bè tránh bão. Để đối phó, ngư dân Dương Thanh Phong – xã Long Hải (Bình Thuận) đã có ý tưởng xây ao chắn quanh bờ biển để nuôi trồng hải sản. Không những tiết kiệm đất đai và cho hiệu quả kinh tế cao, mô hình còn giúp ngư dân yên tâm vào mùa mưa bão.

03/06/2012
Hấp Dẫn Mô Hình Thanh Long Ruột Đỏ Hấp Dẫn Mô Hình Thanh Long Ruột Đỏ

Thanh Long ruột đỏ có mặt tại Việt Nam từ nhiều năm nay nhưng mới bắt đầu trồng quy mô ở các tỉnh: Bình Thuận, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh và một số ít ở TP Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long, vùng Bảy Núi tỉnh An Giang… bước đầu đã mang lại hiệu quả rất khích lệ. Giống cây ăn trái nầy còn có tên là thanh long Nữ Hoàng, tên khoa học là Hylocereus.

08/10/2012
Thanh Long Bình Thuận Đang Mất Dần Vị Trí Số 1 Thanh Long Bình Thuận Đang Mất Dần Vị Trí Số 1

Từ lâu Bình Thuận được biết đến như “thủ phủ” của trái thanh long. Không chỉ diện tích lớn mà chất lượng trái thanh long cũng hơn hẳn các nơi khác. Tuy nhiên vài năm trở lại đây trái thanh long Bình Thuận đang mất dần vị trí “độc tôn”

23/06/2012
Hướng Tới Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Tại Thanh Hóa Hướng Tới Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Tại Thanh Hóa

Ngày 11-10, tại huyện Đông Sơn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức “Hội thảo phát triển nghề nuôi cá rô đầu vuông hiệu quả, bền vững”.

14/10/2012
Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Trồng Xoài Xen Chanh Ở Bình Phước Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Trồng Xoài Xen Chanh Ở Bình Phước

Không giống như phần lớn nông dân chọn trồng cây cao su, điều, tiêu, gia đình anh Ngô Văn Ai ở ấp 6, xã Minh Hưng (Chơn Thành - Bình Phước) lại chọn mô hình trồng xoài xen chanh bông tím mang lại hiệu quả cao gần chục năm nay.

22/04/2012