Hạt Kiểm Lâm Huyện Mường Lát Tăng Cường Công Tác Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng

Thực hiện phương châm “Gắn bảo vệ rừng với trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc”, Hạt Kiểm lâm huyện Mường Lát đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tuyên truyền để cán bộ và nhân dân nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ trong công tác bảo vệ và trồng mới rừng.
Kiểm lâm viên được bố trí về phụ trách địa bàn xã, đã tích cực tham mưu cho UBND các xã, các chủ rừng Nhà nước xây dựng và triển khai thực hiện tốt phương án giữ vững ổn định an ninh rừng và quản lý chặt chẽ nguồn lâm sản trên địa bàn, phương án tác chiến chữa cháy rừng theo phương châm “4 tại chỗ” tại 29 bản vùng trọng điểm cháy rừng.
Xây dựng và triển khai kế hoạch phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng gắn với bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới với 5 đồn biên phòng trên địa bàn huyện; phối hợp, duy trì thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa kiểm lâm – công an – ban chỉ huy quân sự huyện – dân quân tự vệ...
9 tháng năm 2014, Hạt Kiểm lâm huyện Mường Lát đã cung ứng cây giống; tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng; chỉ đạo, tổ chức cho nhân dân các xã Nhi Sơn, Pù Nhi, Quang Chiểu trồng mới được 702 ha rừng sản xuất Dự án 147 (vượt kế hoạch 52 ha); phát hiện, xử lý 12 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, tịch thu 10,6 m3 gỗ các loại. Trên địa bàn huyện không xảy ra “tụ điểm”, “điểm nóng” về khai thác, mua bán, chế biến, vận chuyển lâm sản trái phép; độ che phủ của rừng đạt 57,6%.
Related news

Chúng tôi đến thăm gia đình ông Lang Khánh Suyên ở Thị trấn Kim Sơn khi gia đình ông chuẩn bị làm vía cho đứa cháu nội sắp đầy tháng. Dù đang bận bịu công việc, nhưng khi thấy những vị khách miền xuôi quan tâm nhiều đến con nhím, ông Suyên gác lại công việc và say sưa kể. Từ năm 2003, sau khi bán hết đàn trâu thả rông trong rừng, ông Suyên bắt đầu mày mò nuôi nhím.

Các địa phương cần sớm hoàn thành việc khơi thông dòng chảy, giải tỏa ách tắc, phương tiện thi công nạo vét trên hệ thống dẫn nước, đặc biệt ở kênh dẫn các cửa lấy nước, kiểm tra hệ thống máy bơm, phương tiện lấy nước để sẵn sàng vận hành khi nguồn nước bảo đảm.

Hiện nay cà phê là loại cây công nghiệp chủ lực ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị). Với diện tích gần 5.000 ha, trong đó có gần 4.500 ha đã cho thu hoạch đem lại giá trị kinh tế hàng năm trên 300 tỷ đồng. Nguồn thu nhập từ cây cà phê không chỉ xóa đói giảm nghèo mà giúp nhiều hộ gia đình trở thành triệu phú.

Trong 2 năm 2013-2014, xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, An Giang) có 56 nông dân duy trì trồng màu chuyên canh, 17 nông dân lập vườn trồng cây ăn trái và kết hợp dịch vụ phục vụ du lịch. Xã hiện có 6 mô hình sản xuất- kinh doanh nông thôn, góp phần đa dạng hóa các ngành nghề làm ăn trên đất cù lao.

Chúng tôi về Ninh Thọ, TX Ninh Hòa những ngày này, khi các cánh đồng lúa 1 vụ và những vùng đất chân cao nông dân trồng ớt đã bước vào mùa thu hoạch rộ. Không khí thu hoạch ớt trên ruộng rất khẩn trương, cứ 3 - 4 ngày nông dân lại hái ớt bán cho các vựa.