Hành Tím Sóc Trăng Tăng Giá Gấp Đôi

Với diện tích gieo trồng khoảng 6.000 ha, tổng sản lượng cung ứng ra thị trường hàng năm lên đến hơn 150.000 tấn, thị xã Vĩnh Châu được xem là “thủ phủ” hành tím của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Ông Nguyễn Minh Chí, Phó phòng Kinh tế thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) cho biết, hơn nửa tháng trước giá hành tím ở địa phương này chỉ 8.000-10.000 đồng một kg, nay tăng lên 18.000-20.000 đồng.
Giá hành tím ở Sóc Trăng tăng cao bất ngờ.
Bà Lâm Thị Choan, ngụ ấp Huỳnh Kỳ, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu vui mừng cho biết: “Gần Tết rồi mà giá hành tím tăng cao chưa từng thấy, chắc chắn năm nay gia đình tôi sẽ ăn Tết lớn”.
Theo bà Choan, bình quân mỗi ha hành tím cho năng suất hơn 20 tấn, với giá mua tăng cao như hiện nay, mỗi công hành (1.000m2) nông dân lãi trên 15 triệu đồng.
Ông Hoàng Văn Hướng, Phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Hải thông tin, không những giá hành tím trên thị trường đang tăng mạnh, thương lái còn tìm vào tận nhà dân để mua hàng. Hiện lượng hành tồn kho trong dân cũng đã được bán gần hết.
Hành tím là mặt hàng chủ lực của Vĩnh Châu đã được cấp chứng nhận mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP (chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu). Củ hành tím nơi đây có vị đậm đà, thơm ngon, đặc biệt là bảo quản được lâu nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
Có thể bạn quan tâm

Tình trạng khai thác thủy sản hủy diệt, làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt. Các khu bảo vệ thủy sản (BVTS) ở đầm phá được thành lập, ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản của cộng đồng ngư dân được nâng cao.

Sáng 8-11, Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp Gia Lai đã tổ chức tổng kết Liên minh sản xuất mật ong bền vững Ia Grai.

Giá gà thịt nuôi thả vườn ở huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang)... tăng cao, làm người nuôi phấn khởi vì có lãi lớn.

Ngày 7-11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh đã có buổi làm việc với các sở, ngành và 4 huyện tham gia thí điểm đầu tư hạ tầng vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, gồm: Thống Nhất, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ và Trảng Bom.

Vào giữa năm 2002, cả tỉnh Bình Thuận triển khai thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy. Theo đó, những hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Bình Thuận được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội để nuôi bò. Thế rồi, đại bộ phận đồng bào đã có từ 1 - 2 con bò do các cơ quan được chỉ định mua bò giống, cung cấp. Nhiều hộ nuôi từ 1 - 2 con trước đây, vài năm sau có 4 - 5 con, thậm chí có đàn trên dưới 25 con. Ông Mai Sên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, cho biết: Chương trình phát triển đàn bò 04, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho 3.160 hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay 22.035 triệu đồng để mua 4.680 con trâu, bò. Trong đó, có 186 con bò đực giống trị giá 1.928 triệu đồng…