Hành Tím Sóc Trăng Tăng Giá Gấp Đôi

Với diện tích gieo trồng khoảng 6.000 ha, tổng sản lượng cung ứng ra thị trường hàng năm lên đến hơn 150.000 tấn, thị xã Vĩnh Châu được xem là “thủ phủ” hành tím của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Ông Nguyễn Minh Chí, Phó phòng Kinh tế thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) cho biết, hơn nửa tháng trước giá hành tím ở địa phương này chỉ 8.000-10.000 đồng một kg, nay tăng lên 18.000-20.000 đồng.
Giá hành tím ở Sóc Trăng tăng cao bất ngờ.
Bà Lâm Thị Choan, ngụ ấp Huỳnh Kỳ, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu vui mừng cho biết: “Gần Tết rồi mà giá hành tím tăng cao chưa từng thấy, chắc chắn năm nay gia đình tôi sẽ ăn Tết lớn”.
Theo bà Choan, bình quân mỗi ha hành tím cho năng suất hơn 20 tấn, với giá mua tăng cao như hiện nay, mỗi công hành (1.000m2) nông dân lãi trên 15 triệu đồng.
Ông Hoàng Văn Hướng, Phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Hải thông tin, không những giá hành tím trên thị trường đang tăng mạnh, thương lái còn tìm vào tận nhà dân để mua hàng. Hiện lượng hành tồn kho trong dân cũng đã được bán gần hết.
Hành tím là mặt hàng chủ lực của Vĩnh Châu đã được cấp chứng nhận mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP (chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu). Củ hành tím nơi đây có vị đậm đà, thơm ngon, đặc biệt là bảo quản được lâu nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
Related news

Bỏ ngoài tai lời khuyên can của gia đình, thạc sĩ Văn Tiến Hựu (ở 118 An Dương Vương, TP.Huế) chuyển sang trồng nấm, dù đã có 7 năm làm việc tại Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Chiều 17/3, tại tỉnh Trà Vinh đã diễn ra lễ ký kết dự án “Kinh doanh cùng người thu nhập thấp” giữa Quỹ Thách thức doanh nghiệp Việt Nam (VBCF) với Cty CP Giống cây trồng Miền Nam (SSC).

Làm việc với cơ quan chức năng bà Lương Thị Ý cho biết số trứng trên được chủ hàng ở dưới Nam Định gửi lên để tiêu thụ, không có các thủ tục kiểm dịch, giấy tờ vận chuyển.

Ngày 16.2, ông Lê Muộn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Quảng Nam cho biết, dịch lở mồm long móng vừa bùng phát trên đàn gia súc ở xã Đại Nghĩa, Đại Hiệp và thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc.

Bà con nuôi tôm ở Trần Đề, Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đang ứng dụng quy trình nuôi tôm luân canh với cá rô phi, cá chẻm, cá kèo theo hình thức tuần hoàn, khép kín, tận dụng nguồn nước nuôi cá để nuôi tôm và ngược lại.