Giật mình với atiso lạ thoạt nhìn ngỡ sâu bướm
Loại atiso lạ này có nguồn gốc từ Trung Quốc và còn được biết đến với tên gọi Crosnes.
Nhìn xa, nhiều người lầm tưởng chúng chính là những con sâu bướm.
Có hình dáng đặc biệt là thế nhưng khi thưởng thức thì chúng lại có hương vị giống như atiso.
Chúng thường được ngâm, xào hoặc ăn sống như khi dùng để trang trí trên salad.
Loại atiso này có tên khoa học là Stachys affinis. Chúng là một trong những loại rau dễ trồng lâu năm nhất trong khu vườn, thích hợp với thời tiết ôn đới.
Cũng giống như loại atiso Việt Nam (hoa bụp giấm), củ atiso Trung Quốc cũng có tác dụng thanh nhiệt, chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm, tăng cường chức năng tiêu hóa... rất tốt cho sức khỏe.
Là một thành viên của gia đình các cây họ bạc hà, chúng được cho là một trong những loại rau củ ngon, là một thực vật giàu dinh dưỡng.
Ngoài việc thường được nhìn thấy ở Trung Quốc, Nhật Bản, loại atiso lạ này còn được coi là một trong những món ăn chính ở một số bộ lạc ở Châu Âu cổ xưa.
Chúng rất dễ trồng chỉ với ánh sáng đầy đủ và thích hợp để trồng ở mọi loại đất.
Chúng sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường đầy đủ độ ẩm, các củ của loại atiso này tuy nhỏ nhưng dễ dàng trong khâu thu hoạch.
Hoa chúng có màu tím, nhưng chúng không phát triển quá nhiều hoa, bởi nếu quá nhiều hoa thì năng suất củ sẽ giảm.
Loại atiso lạ này có thể dùng để ăn sống như cà rốt hoặc xào, hấp trong các món súp và các món ăn của Pháp.
Chúng được ngâm với rượu ở các nước Châu Á.
Chúng thường được thu hoạch vào cuối mùa thu.
Sau khi thu hoạch, chúng thường được kỳ cọ sạch sẽ trước khi tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 30-7, nguồn tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền vừa đồng ý với đề nghị của sở về việc dừng xây dựng đề án quy hoạch, phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.
Phân bón được coi là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển, năng suất của cây trồng và gây thiệt hại về kinh tế. Gần đây, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy ra một số trường hợp như vậy, gây thiệt hại, lo lắng cho nhiều hộ dân.
Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, bệnh đạo ôn đã bắt đầu xuất hiện, gây hại với tỷ lệ phổ biến 1-2%, nơi cao 20%, cục bộ theo chòm trên lúa mùa tại các huyện: Điện Biên, Tủa Chùa, Mường Nhé, TP. Điện Biên Phủ…
Năm 1966, theo tiếng gọi của Tổ quốc, chàng trai Nguyễn Văn Thắng lên đường tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Ninh. Năm 1970 trong một trận đánh ác liệt tại chốt cầu Khởi, ông Thắng bị thương phải về bệnh viện dã chiến K116 điều trị. Đến năm 1972, ông Thắng xuất ngũ trở về quê hương tại thôn An Bản, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Sau 2 năm tiến hành nuôi thử nghiệm, sáng 28/7, Trung tâm Thủy sản Điện Biên và Sở Khoa học & Công nghệ đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả và khả năng nhân rộng Dự án “Ứng dụng công nghệ nuôi cá lăng chấm Hemibarus gattaus thương phẩm trong ao” (sau đây gọi tắt là dự án nuôi cá lăng thương phẩm).