Hàng Thủy Sản Trong Nước Có Hay Không Việc Sử Dụng Chất Cấm?

Trong khi thủy sản xuất khẩu phải đáp ứng các rào cản khắt khe về an toàn vệ sinh thì thủy sản tiêu thụ trong nước lại gần như không bị ràng buộc rào cản nào.
Theo một thống kê từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), trong sản lượng thủy sản khoảng 6 triệu tấn mỗi năm ở Việt Nam thì có đến 70% được tiêu thụ ở thị trường nội địa.
Trong những năm qua, mặt hàng thủy sản chế biến tiêu thụ nội địa đã đạt tốc độ tăng trưởng 10%/năm và sẽ ở mức gần 800.000 tấn trong năm tới. Nhưng sự tăng trưởng này lại đối nghịch với tình trạng thiếu kiểm soát, nếu không muốn nói là bỏ ngỏ chất lượng thủy sản tiêu thụ nội địa.
Người tiêu dùng thì không thể xác định chất lượng thủy sản. Người bán thì luôn khẳng định, họ không dính dáng đến sử dụng chất cấm trong thủy sản. Trong khi đó, từ khai thác, nuôi trồng đến khi đưa thủy sản ra thị trường lại qua nhiều khâu, nhiều chặng nên truy xuất nguồn gốc thủy sản là không làm được. Những điều này khiến chongười tiêu dùng chấp nhận sử dụng thủy sản mà không hề biết rõ chất lượng ở mức nào.
Related news

Áp dụng có hiệu quả những tiến bộ khoa học – kỹ thuật, đồng thời tận dụng được rơm, rạ sau thu hoạch mùa vụ. Hiện nay, nghề trồng nấm ở xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du đang được nhân rộng và giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn, góp phần từng bước giảm nghèo có hiệu quả trên địa bàn huyện.

Cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2014, Hà Nội đón nhận vài đợt không khí lạnh. Cùng với gió lạnh là mưa kéo dài nhiều ngày. Độ ẩm ngoài trời của Hà Nội cũng vì thế mà giữ ở mức cao, có nhiều ngày độ ẩm ở mức trên 90%. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến rau xanh tại các vùng sản xuất của Hà Nội bị chết hàng loạt.

Những năm gần đây, nông dân nhiều địa phương đã trồng xen hoặc chuyển đổi vườn tạp, vườn cà phê kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả chất lượng cao như bơ sáp, sầu riêng cơm vàng hạt lép, chôm chôm... theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong đó phải kể đến huyện Krông Pak, trồng nhiều loại cây ăn trái cho giá trị cao như sầu riêng, bơ, mít, vải…

Đó là thông báo của Trung tâm Kiểm dịch sau nhập khẩu II, Cục bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn) tại Hội thảo: “Nông sản Việt Nam với công nghệ Nhật Bản” do Báo Tuổi Trẻ và Báo Mainichi (Nhật Bản) phối hợp tổ chức vào ngày 15-11 tại khách sạn New World, TP.Hồ Chí Minh.

Đến nay, huyện Bảo Yên đã trồng được 5 ha, với 46 hộ dân tham gia. Cùng với đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Viện Cây lương thực - cây thực phẩm hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cho các hộ tham gia dự án. Hiện, cây phát triển tốt, chưa phát hiện sâu bệnh gây hại. Dự kiến cuối năm 2015, toàn bộ diện tích bắt đầu cho thu hoạch.