Tết Không Vui Của Người Trồng Tỏi Lý Sơn

Giá tỏi giảm mạnh dịp cuối năm khiến người dân phải bán đổ, bán tháo để có tiền mua sắm Tết.
Những ngày này, nông dân ở “Vương quốc tỏi” Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đang đứng ngồi không yên vì tỏi rớt giá sâu. Giá tỏi giảm nhưng người nông dân đành phải bán đổ, bán tháo vì lượng tỏi dự trữ đã bị nẩy mầm. Người trồng tỏi ở Lý Sơn đang lo không có tiền mua sắm Tết.
Mấy ngày nay, bà Dương Thị Phượng ở đội 3 thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn như ngồi trên đống lửa. Hàng chục năm kinh doanh hành, tỏi nhưng chưa năm nào tỏi rớt giá sâu như năm nay. Hiện giá một ký tỏi khô chỉ từ 30.000 – 40.000 đồng/kg, bằng một nửa so với mọi năm. Ngồi bên đống tỏi hơn 2 tấn, bà Phượng chỉ biết thở dài.
“Người trồng tỏi vẫn nghĩ năm nay là năm nhuận nên giá tỏi sẽ tăng, nhưng đâu ngờ năm nay giá tỏi lại giảm mạnh”, bà Phượng nói.
Tỏi rớt giá khiến hàng nghìn dân ở Lý Sơn cũng điêu đứng. Tại chợ Lý Sơn, tỏi được chất thành đống, người bán nhiều hơn người mua. Bà Lê Thị Chức ở thôn Đông, xã An Hải chở bao tỏi ra chợ Lý Sơn từ sáng sớm nhưng chả mấy người mua.
“Mỗi ngày tại chợ tỏi giảm tới 10 giá. Mới hồi hôm trước giá tỏi còn trên 40.000 đồng/kg nhưng nay đã giảm còn trên 30.000 đồng/kg. Giá tỏi giảm nhưng người bán không thể làm khác vì để lại tỏi sẽ nảy mầm”, bà Chức rầu rĩ cho biết.
Bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho hay, cả huyện hiện còn tồn đọng gần 50 tấn tỏi khô. Hàng năm sau khi thu hoạch tỏi, người dân thường bán một ít, phần còn lại thì cất trữ, đến cuối năm bung ra bán dịp Tết. Năm nay, lượng tỏi dự trữ trong dân đã bị nảy mầm; biển động kéo dài, tàu không vận chuyển được hàng vào đất liền nên tỏi bị ứ đọng.
“Hiện nay không chỉ ở Lý Sơn mà còn nhiều địa phương khác cũng trồng tỏi và bán với giá rất thấp. Trong bối cảnh thị trường như vậy đã tác động đến giá tỏi ở Lý Sơn cuối năm cũng hạ hơn so với các năm trước. Giá tỏi thấp làm ảnh hưởng lớn người nông dân trích trữ tỏi bán ra trong dịp Tết này”, bà Hương cho hay.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, mô hình nuôi tôm - cua - sò huyết trong cùng diện tích canh tác ở các xã vùng ven biển của huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang đã giúp nhiều hộ dân có thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu… Huyện An Biên có 4 xã ven biển, gồm: Nam Thái, Nam Thái A, Tây Yên, Nam Yên. Trong đó xã Nam Thái A có diện tích nuôi trồng thủy sản nhiều nhất của huyện, diện tích thả nuôi thủy sản kết hợp tôm – cua - sò huyết trên cùng một diện tích khoảng 272 ha, tập trung ở các ấp Xẻo Quao A, Xẻo Đôi, Bảy Biển và Xẻo Vẹt với 52 hộ nông dân thực hiện mô hình.

Đi thăm vườn ổi sai trĩu quả chen trong màu hoa trắng và cành lá xanh mướt của anh Tạ Văn Hồng, 48 tuổi tại khu vực Gò Rít - Dóc Trang (xã Phú Lạc - Tuy Phong - Bình Thuận) thấy hiệu quả từ việc chuyển đổi cây trồng, vươn lên làm giàu.

Thu nhập từ con cá bống tượng, cá chình đã trở thành nguồn thu nhập cao cho người dân Cà Mau trong nhiều năm qua, đặc biệt là những hộ nghèo, ít đất sản xuất. Nhưng nông dân nuôi cá đang gặp khó bởi giá cá xuống thấp, nuôi không lãi.

Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Đồng Xuân (Phú Yên) vừa tổng kết mô hình cánh đồng mẫu sản xuất lúa chất lượng cao vụ hè thu năm 2013.

Theo nhiều hộ nuôi cá tra trong tỉnh An Giang, giá cá nguyên liệu đang dao động ở mức 22.000 đồng/kg, với giá này người nuôi không có lời.