Hàng ngàn hecta lúa bị thiệt hại do mưa lớn
Trong đó, có 4.084 ha lúa bị đổ ngã, tỉ lệ từ dưới 25 - 50%; 470 ha bị thiệt hại từ 50 - 75%. Lúa bị thiệt hại tập trung vào giai đoạn trổ chín đến thu hoạch.
Các địa phương có diện tích thiệt hại nghiêm trọng là các huyện Tam Nông, Cao Lãnh, Lấp Vò, Châu Thành... Đặc biệt, thiệt hại nghiêm trọng nhất, với trên 2.800 ha là huyện Tháp Mười.
Nhiều diện tích lúa đổ ngã do mưa to
Hiện nhiều diện tích lúa trên địa bàn huyện Tháp Mười chuẩn bị tới ngày thu hoạch bị đổ ngã, gây khó khăn cho việc thu hoạch. Mưa lớn liên tục, nhiều diện tích lúa đổ ngã bị ngập trong nước, ảnh hưởng đến chất lượng gạo.
Theo phản ánh của nông dân ở huyện Tháp Mười, việc tiêu thụ lúa hiện đang gặp nhiều khó khăn, giá lúa tươi giảm liên tục trong vòng 1 tháng qua. Nguyên nhân do tình hình xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp đang tạm ngừng mua hoặc mua lúa cầm chừng để chờ giá lên, dẫn đến việc thương lái kỳ kèo khi mua lúa của nông dân.
Đối với những diện tích lúa bị đỗ ngã chất lượng hạt gạo đã ảnh hưởng rất lớn đến giá lúa tiêu thụ.
Anh Lê Hoàng Ân xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười cho hay:
“Khoảng hơn nửa tháng trước, lúa Nàng Hoa 9 được thương lái mua với giá từ 5.400 - 5.500 đồng/kg lúa tươi. Tuy nhiên, càng gần tới thời điểm thu hoạch, giá lúa càng xuống thấp, nhất là vào những ngày gần đây.
Hiện tại, giá lúa Nàng Hoa 9 chỉ còn 4.700 đồng/kg, thấp hơn tháng trước 800 đồng/kg và thấp hơn cùng kỳ năm trước 1.000 đồng/kg. Với mức giá này thì trung bình mỗi công đất canh tác nông dân mất trắng gần 1 triệu đồng”.
Mặc dù giá lúa hiện tại xuống rất thấp, song tại các cánh đồng vẫn đang chờ thương lái đến ngã giá. Một số diện tích lúa kề ngày thu hoạch nhưng vẫn chưa bán được, nhiều nông dân rơi vào cảnh “đứng ngồi không yên”.
Ông Nguyễn Minh Hùng ngụ xã Mỹ Quý tâm sự:
“Lúa tới ngày thu hoạch mà ngã gần hết thì rất khó “kèo giá” với lái. Giờ lại không bán được, trữ lại thì sợ tiếp tục lỗ. Vụ thu đông năm nay chắc là khó có lãi vì giá lúa xuống quá thấp, thêm vào đó chi phí thu hoạch lại tăng cao. Thông thường đối với lúa đứng thì giá công cắt bằng máy khoảng 250.000 đồng/công, còn lúa đổ ngã, tùy mức độ phải từ 300.000 - 350.000 đồng/công”.
Ngoài ra, mưa lớn còn gây ngập úng trên 233 ha diện tích lúa thu đông muộn ở 2 huyện Tam Nông và Thanh Bình, giai đoạn mạ từ 1 - 7 ngày tuổi. Trong đó, có trên 133 ha bị thiệt hại nghiêm trọng từ 70 - 100%, nên nông dân phải gieo sạ lại.
Đến nay toàn tỉnh đã thu hoạch được 77.497 ha lúa thu đông, đạt trên 55% diện tích xuống giống, năng suất bình quân đạt 5,69 tấn/ha. Tuy nhiên, theo đánh giá, một số diện tích lúa thu đông bị ảnh hưởng do mưa to sẽ giảm năng suất cũng như phẩm chất gạo.
Có thể bạn quan tâm
Anh Đỗ Thanh Bình ở ấp Bố Lá, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo (Bình Dương) nhiều năm liền là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của xã. Nhờ thực hiện mô hình trồng rau an toàn (RAT), gia đình anh Bình đã vươn lên khá giả.
Với gần 4 ngàn hécta, mía là một trong những cây trồng có diện tích lớn của Đồng Nai. Nhưng vài năm trở lại đây, nông dân kém mặn mà với cây mía vì hiệu quả kinh tế thấp. Trong khi nông dân loay hoay với bài toán tìm cây trồng hiệu quả hơn, thì các nhà máy chế biến đường lại lo vì thiếu nguyên liệu sản xuất.
Cuối cùng thì cây mía ở huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cũng vượt qua những áp lực lớn về giá tiêu thụ, về sự bùng phát của nghề nuôi tôm thẻ, để tiếp tục duy trì diện tích gieo trồng gần 8.000ha ở niên vụ mía 2014-2015. Tuy nhiên, về lâu dài, cây mía có còn là cây trồng chủ lực trên đất cù lao hay không vẫn chưa có câu trả lời.
Những ngày qua, vụ mùa nuôi tôm chân trắng ở thôn Trường Định bắt đầu thu hoạch. Tại đây có 23 hộ nuôi trên diện tích 15,25 ha, thu về 58,9 tấn tôm. Khác với cảnh mặc ai nấy bán ở những vùng chăn nuôi khác, tại thôn đã thành lập Chi hội nuôi tôm nhằm thống nhất giá, đảm bảo quyền lợi cho hội viên. Với mức giá tôm thương phẩm 125.000 đồng/kg (khoảng 100 con/kg), toàn thôn thu về 7,36 tỉ đồng, người nuôi tôm lãi ròng từ 100-400 triệu đồng/hộ sau khi trừ chi phí.
Một số ngư dân trên sông Vàm Nao vui mừng vì vừa đánh bắt được cá bông lau loại lớn, bình quân mỗi con cân nặng từ 8 - 9kg, bán 320.000 đồng/kg, thu được từ 2,5 – 2,8 triệu đồng/con. Theo ngư dân Trần Văn Chiến (xã Mỹ Hội Đông, Chợ Mới - An Giang), đây là cá nền (cá còn sót lại sau mùa vụ đánh bắt kéo dài trên 4 tháng) nên đa phần cá rất lớn.