Hàng ngàn hecta lúa bị thiệt hại do mưa lớn
Trong đó, có 4.084 ha lúa bị đổ ngã, tỉ lệ từ dưới 25 - 50%; 470 ha bị thiệt hại từ 50 - 75%. Lúa bị thiệt hại tập trung vào giai đoạn trổ chín đến thu hoạch.
Các địa phương có diện tích thiệt hại nghiêm trọng là các huyện Tam Nông, Cao Lãnh, Lấp Vò, Châu Thành... Đặc biệt, thiệt hại nghiêm trọng nhất, với trên 2.800 ha là huyện Tháp Mười.
Nhiều diện tích lúa đổ ngã do mưa to
Hiện nhiều diện tích lúa trên địa bàn huyện Tháp Mười chuẩn bị tới ngày thu hoạch bị đổ ngã, gây khó khăn cho việc thu hoạch. Mưa lớn liên tục, nhiều diện tích lúa đổ ngã bị ngập trong nước, ảnh hưởng đến chất lượng gạo.
Theo phản ánh của nông dân ở huyện Tháp Mười, việc tiêu thụ lúa hiện đang gặp nhiều khó khăn, giá lúa tươi giảm liên tục trong vòng 1 tháng qua. Nguyên nhân do tình hình xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp đang tạm ngừng mua hoặc mua lúa cầm chừng để chờ giá lên, dẫn đến việc thương lái kỳ kèo khi mua lúa của nông dân.
Đối với những diện tích lúa bị đỗ ngã chất lượng hạt gạo đã ảnh hưởng rất lớn đến giá lúa tiêu thụ.
Anh Lê Hoàng Ân xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười cho hay:
“Khoảng hơn nửa tháng trước, lúa Nàng Hoa 9 được thương lái mua với giá từ 5.400 - 5.500 đồng/kg lúa tươi. Tuy nhiên, càng gần tới thời điểm thu hoạch, giá lúa càng xuống thấp, nhất là vào những ngày gần đây.
Hiện tại, giá lúa Nàng Hoa 9 chỉ còn 4.700 đồng/kg, thấp hơn tháng trước 800 đồng/kg và thấp hơn cùng kỳ năm trước 1.000 đồng/kg. Với mức giá này thì trung bình mỗi công đất canh tác nông dân mất trắng gần 1 triệu đồng”.
Mặc dù giá lúa hiện tại xuống rất thấp, song tại các cánh đồng vẫn đang chờ thương lái đến ngã giá. Một số diện tích lúa kề ngày thu hoạch nhưng vẫn chưa bán được, nhiều nông dân rơi vào cảnh “đứng ngồi không yên”.
Ông Nguyễn Minh Hùng ngụ xã Mỹ Quý tâm sự:
“Lúa tới ngày thu hoạch mà ngã gần hết thì rất khó “kèo giá” với lái. Giờ lại không bán được, trữ lại thì sợ tiếp tục lỗ. Vụ thu đông năm nay chắc là khó có lãi vì giá lúa xuống quá thấp, thêm vào đó chi phí thu hoạch lại tăng cao. Thông thường đối với lúa đứng thì giá công cắt bằng máy khoảng 250.000 đồng/công, còn lúa đổ ngã, tùy mức độ phải từ 300.000 - 350.000 đồng/công”.
Ngoài ra, mưa lớn còn gây ngập úng trên 233 ha diện tích lúa thu đông muộn ở 2 huyện Tam Nông và Thanh Bình, giai đoạn mạ từ 1 - 7 ngày tuổi. Trong đó, có trên 133 ha bị thiệt hại nghiêm trọng từ 70 - 100%, nên nông dân phải gieo sạ lại.
Đến nay toàn tỉnh đã thu hoạch được 77.497 ha lúa thu đông, đạt trên 55% diện tích xuống giống, năng suất bình quân đạt 5,69 tấn/ha. Tuy nhiên, theo đánh giá, một số diện tích lúa thu đông bị ảnh hưởng do mưa to sẽ giảm năng suất cũng như phẩm chất gạo.
Related news
Do ảnh hưởng của các đợt mưa lụt mới đây, nhiều hộ nuôi tôm, cua… tại phường Ninh Hà (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã rơi vào cảnh trắng tay. Ngành chức năng đã khuyến cáo không tiếp tục thả nuôi trong thời gian mưa bão, nhưng với hy vọng mong manh rằng thời tiết sẽ thuận nên người nuôi đã phải gánh chịu thiệt hại.
Nói về mô hình nuôi động vật hoang dã, ông Nguyễn Tấn Lực, Trưởng phòng Kinh tế huyện Dầu Tiếng (Bình Dương), nhận định: Các mô hình này rất có tiềm năng, phù hợp với tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) cũng như chương trình phát triển nông nghiệp đô thị, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ dân trên địa bàn huyện, nhất là tại các xã xây dựng NTM trong tương lai…
Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp phát triển góp phần tăng diện tích trồng lúa hàng năm của An Giang trên 600.000 héc-ta, đạt sản lượng gần 4 triệu tấn.
Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày, thế nhưng tình trạng ô nhiễm vi sinh vật, hoá chất độc hại, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau, đặc biệt là rau ăn lá, đã ảnh hưởng đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường. Sản xuất và cung ứng rau an toàn đang là câu chuyện được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm. Thế nhưng sản xuất rau an toàn vẫn gặp khó...
Thời gian gần đây, vùng biển ven bờ thuộc vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) có hàng chục chiếc tàu cá làm nghề giã cào thường xuyên hoạt động đánh bắt hải sản. Bên cạnh đó, các tàu cá này chủ yếu đánh bắt bằng xung điện làm môi trường biển bị hủy hoại, nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiệt khiến ngư dân trong vùng bức xúc.