Hạn Hán Gây Thiệt Hại Nặng Cho Thủy Sản Ở Cà Mau
Hạn hán kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng cho sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh Cà Mau, mà sản xuất thuỷ sản cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Nếu như cùng thời điểm này năm trước Cà Mau có gần 5.000 ha đất nuôi tôm trái vụ, thì hiện nay toàn bộ diện tích tôm nuôi trái vụ khoảng 4.000 ha đã bị chết.
Hiện nay hầu hết các ao đầm nuôi tôm trong tỉnh Cà Mau điều đã phơi đáy. Nếu như nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến bị mất trắng thì nuôi tôm công nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn. Thiệt hại từ đầu năm đến nay ước tính lên tới trên 5 tỷ đồng.
Sở Thuỷ sản tỉnh Cà Mau cho biết, biến đổi khí hậu đã tác động mạnh đến người sản xuất. Mùa khô, nước thuỷ triều hạ thấp hơn hàng năm từ 1 - 1,5m. Mùa mưa, nước thuỷ triều cũng dâng cao tương tự.
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng Thuỷ văn Nam Bộ, ít nhất đến cuối tháng 5/2013 mùa mưa mới bắt đầu. Như vậy người nông dân Cà Mau sẽ còn tiếp tục gặp khó khăn vì sản xuất bị đình trệ do hạn hán.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 13.4, ông Phan Trung Nghĩa, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Bến Tre, cho biết UBND tỉnh này đã ra quyết định công bố hết dịch cúm gia cầm tại hai xã Định Thủy và An Định (H.Mỏ Cày Nam).
Do khu vực bắc bán cầu sắp bước vào mùa hè, nên nhu cầu các sản phẩm đóng hộp sẽ tăng”, một nhà cung cấp cá ngừ tại châu Á cho biết.
Với cách trồng này, các loại cây ăn trái lâu năm chỉ cần một diện tích hẹp để phát triển, người trồng vừa có khoảng xanh trang trí cho không gian sống, vừa được thưởng thức trái cây an toàn.
Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, dự kiến sản lượng tiêu năm nay đạt khoảng 150.000 tấn, tăng 30.000 tấn so với năm ngoái. Giá tiêu hiện dao động khoảng 137.000-140.000 đồng một kg, so với đầu vụ tăng khoảng 20.000 đồng một kg.
Mỗi khi hàng nước ngoài nhập về cạnh tranh giá với sản phẩm trong nước, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp thì các doanh nghiệp trong nước lại “la làng”.