Hạn Hán Ảnh Hưởng Nghiêm Trọng Đến Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Ở Bình Định

Ông Nguyễn Thế Vũ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT Bình Định, cho biết: Tình trạng hạn hán kéo dài từ đầu năm đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nước ngọt; nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối trên địa bàn tỉnh bị khô kiệt đã làm cho diện tích nuôi cá bị thu hẹp đáng kể.
Đến nay, toàn tỉnh mới thả nuôi được gần 720 ha diện tích cá nước ngọt, chỉ bằng 33,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, nuôi cá trong các hồ chứa nước 605 ha, nuôi cá trong ao lót bạt 10,4 ha. Ngoài ra, việc nuôi cá lồng trong các hồ chứa cũng sụt giảm, thể tích lồng nuôi cá nước ngọt chỉ đạt 7.600m3, bằng 64,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, do nguồn nước bị khô kiệt, việc duy trì sản xuất, bảo vệ đàn cá giống bố mẹ tại Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu đang hết sức khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Một trong những mục tiêu quan trọng được tỉnh xác định từ nay đến năm 2020 là đưa Bạc Liêu trở thành tỉnh phát triển mạnh về kinh tế biển.

Ngày 23/10/2015, tại Đà Lạt, Bộ NN và PTNT đã tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch phát triển cá nước lạnh và bàn giải pháp phát triển bền vững cá nước lạnh trong thời gian tới.

Theo số liệu ngành nông nghiệp, toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 93,2ha nuôi trồng thủy sản được chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế (GlobalGAP/ASC/BMP) và tiêu chuẩn VietGAP.

Ngày 27.10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà cho biết, tỉnh Bình Định đã tiếp nhận 25 bộ thiết bị, ngư lưới cụ của hệ thống gây sốc cá ngừ (TTS) do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tài trợ.

Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, đến thời điểm này, 2 vụ nuôi tôm năm 2015 trên địa bàn huyện đã cơ bản kết thúc, với phần lớn hộ đầu tư nuôi tôm bị lỗ vốn do gặp nhiều yếu tố bất lợi.