Hàm Thuận Nam mở các đợt cao điểm phòng chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long
Trạm Bảo vệ thực vật huyện cùng với các xã, thị trấn đã mở 23 lớp tập huấn cho 951 lượt nông dân về các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu và quy trình xử lý, ủ cành, trái bị bệnh để tiêu diệt bào tử nấm. Các ngành, địa phương còn phát 11.900 tờ rơi hướng dẫn phòng chống bệnh đốm nâu, xử lý cành, trái bị bệnh và lập bản cam kết với 1.000 hộ dân ở dọc 2 bên trục đường chính không vứt bỏ cành thanh long bị bệnh ra đường, suối, mương nước.
Ban chỉ đạo phòng chống bệnh đốm nâu huyện cùng với các đoàn thể, chính quyền địa phương mở các đợt cao điểm triển khai biện pháp phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long và tổng vệ sinh vườn thanh long dọc theo tuyến đường quốc lộ IA, nơi công cộng, ven theo kênh mương, với khối lượng thu gom, tiêu hủy trên 140m3 cành thanh long. Tăng cường kiểm tra, giám sát các hộ dân cắt tỉa, vứt bỏ cành già, cành bệnh và xây dựng các mô hình xử lý cành bệnh bằng chế phẩm sinh học BIO-ADB để làm phân bón tại các xã, thị trấn.
Hiện đã có 51 hộ dân thực hiện tiêu hủy cành thanh long bị bệnh bằng chế phẩm sinh học BIO-ADB để làm phân bón. Trong các đợt cao điểm phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long đã xuất hiện một số tập thể, cá nhân điển hình được Bộ Nông nghiệp - PTNT và UBND tỉnh tặng bằng khen, như: Ban chỉ đạo phòng trừ bệnh đốm nâu các xã: Hàm Mỹ, Hàm Minh, Mương Mán và ông Lê Trạc Trung, xã Hàm Minh, ông Nguyễn Văn Dũng, ông Đỗ Đình Trung, xã Hàm Mỹ.
Nhờ thực hiện các đợt cao điểm phòng chống bệnh đốm nâu, diện tích thanh long bị bệnh của huyện Hàm Thuận Nam đã giảm xuống còn 100 ha, giúp nông dân có ý thức chủ động trong công tác phòng chống bệnh đốm nâu và thường xuyên làm vệ sinh vườn thanh long sạch sẽ, thông thoáng.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày này, người dân 3 xã bãi ngang huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đang thu hoạch rau câu cuối mùa. Năm nay, rau câu xuất hiện nhiều mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân khiến họ rất phấn khởi. Nhiều người ví rau câu như là “lộc trời cho” bởi không mất công nuôi trồng, đến mùa chỉ việc thu hái bán lấy tiền.
Những năm gần đây, thực hiện mô hình nuôi sò huyết, ốc len dưới tán cây rừng, nhiều hộ nhận đất khoán rừng trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) đã vượt qua khó khăn và vươn lên khá giàu. Những hộ nông dân áp dụng mô hình này thu lợi nhuận từ 100 triệu đồng/năm trở lên.
Trước tình trạng này, Tiên Yên đã triển khai mô hình quản lý, khai thác nguồn lợi ngán tự nhiên dựa vào cộng đồng. Ban đầu, mô hình được thí điểm ở khu vực thôn Cái Khánh, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
UBND tỉnh Bình Định giao Sở NN&PTNT tỉnh xây dựng Đề án tổ chức khai thác, bảo quản, thu mua, xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi sang thị trường Nhật Bản. Theo đề án, Bình Định sẽ xây dựng 2 đội tàu với quy mô khoảng 10 tàu tại TP. Quy Nhơn và huyện Hoài Nhơn.
Trong nhiều năm qua, thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này liên tục năm sau cao hơn năm trước. Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 10 tỷ USD và trở thành một trong bốn quốc gia hàng đầu về xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới.