Hàm Thuận Nam mở các đợt cao điểm phòng chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long
Trạm Bảo vệ thực vật huyện cùng với các xã, thị trấn đã mở 23 lớp tập huấn cho 951 lượt nông dân về các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu và quy trình xử lý, ủ cành, trái bị bệnh để tiêu diệt bào tử nấm. Các ngành, địa phương còn phát 11.900 tờ rơi hướng dẫn phòng chống bệnh đốm nâu, xử lý cành, trái bị bệnh và lập bản cam kết với 1.000 hộ dân ở dọc 2 bên trục đường chính không vứt bỏ cành thanh long bị bệnh ra đường, suối, mương nước.
Ban chỉ đạo phòng chống bệnh đốm nâu huyện cùng với các đoàn thể, chính quyền địa phương mở các đợt cao điểm triển khai biện pháp phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long và tổng vệ sinh vườn thanh long dọc theo tuyến đường quốc lộ IA, nơi công cộng, ven theo kênh mương, với khối lượng thu gom, tiêu hủy trên 140m3 cành thanh long. Tăng cường kiểm tra, giám sát các hộ dân cắt tỉa, vứt bỏ cành già, cành bệnh và xây dựng các mô hình xử lý cành bệnh bằng chế phẩm sinh học BIO-ADB để làm phân bón tại các xã, thị trấn.
Hiện đã có 51 hộ dân thực hiện tiêu hủy cành thanh long bị bệnh bằng chế phẩm sinh học BIO-ADB để làm phân bón. Trong các đợt cao điểm phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long đã xuất hiện một số tập thể, cá nhân điển hình được Bộ Nông nghiệp - PTNT và UBND tỉnh tặng bằng khen, như: Ban chỉ đạo phòng trừ bệnh đốm nâu các xã: Hàm Mỹ, Hàm Minh, Mương Mán và ông Lê Trạc Trung, xã Hàm Minh, ông Nguyễn Văn Dũng, ông Đỗ Đình Trung, xã Hàm Mỹ.
Nhờ thực hiện các đợt cao điểm phòng chống bệnh đốm nâu, diện tích thanh long bị bệnh của huyện Hàm Thuận Nam đã giảm xuống còn 100 ha, giúp nông dân có ý thức chủ động trong công tác phòng chống bệnh đốm nâu và thường xuyên làm vệ sinh vườn thanh long sạch sẽ, thông thoáng.
Related news
Mô hình Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đã và đang được triển khai rộng khắp cả nước như là một hướng đi bền vững nhất trong phát triển nền sản xuất nông nghiệp tập trung, hiện đại. Tuy nhiên, giữa việc nơi nơi đua nhau triển khai, nhân rộng, công ty nối tiếp công ty đẩy mạnh đầu tư và hàng trăm ngàn nông dân phấn khởi hưởng ứng thì nên chăng có sự nhìn nhận lại một cách tổng quan nhất về toàn bộ mô hình và sự phân chia lợi nhuận trong chuỗi sản xuất để có thể phát triển, nhân rộng theo đúng định hướng. Đây cũng là việc cần làm nhằm tái cơ cấu, đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm, mỗi người một kiểu và mô hình dần đi vào quy luật… thoái trào.
Nhằm tận dụng nguồn đất vườn đồi bị bỏ hoang, những năm qua, bà con nông dân xã Nam Dong huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông đã tìm ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần từng bước xóa đói giảm nghèo, trong đó phải kể đến thành công của mô hình trồng cây nhãn trên đất vườn đồi của bà con nông dân nơi đây.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có khoảng 2.000ha mãng cầu (ta) chất lượng tốt, tập trung tại: Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc và TP.Vũng Tàu. Bình quân mỗi năm, sản lượng thu hoạch gần 9.000 tấn/năm. Nếu được quy hoạch bài bản, mãng cầu sẽ là cây ăn quả đầy sức cạnh tranh của BR-VT.
Trong niên vụ cà phê 2012 - 2013, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) sẽ cung cấp miễn phí gần 300.000 cây cà phê giống cho những hộ dân muốn tái canh vườn cà phê già cỗi. Số cây này đủ tái canh cho khoảng 270 héc ta.
Cửa biển Sa Huỳnh (xã Phổ Thạnh, Đức Phổ) bị bồi lấp, hàng loạt tàu cá phải dạt đến những cảng biển khác trong và ngoài tỉnh làm cho nhiều cơ sở chế biến hải sản đang ăn nên làm ra tại địa phương điêu đứng vì khan hiếm nguyên liệu.