Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hải sản rớt giá, ngư dân ngại ra khơi

Hải sản rớt giá, ngư dân ngại ra khơi
Ngày đăng: 01/06/2015

Ông Nguyễn Thanh Nam, thành viên Nghiệp đoàn Nghề cá Bình Châu (Bình Sơn) cho biết: “Gia đình tôi có ba chiếc tàu công suất từ 733CV – 820CV. Trung bình mỗi chuyến biển, ba chiếc đánh bắt trên 20 tấn hải sản các loại. Trong đó chủ yếu là cá mó. Đây là loại cá có giá trị kinh tế cao nên chúng tôi thường bán với giá 55 nghìn đồng/kg. Vậy mà bây giờ giá hạ chỉ còn 42 nghìn đồng/kg”.

Theo các ngư dân thì hiện tại giá các loại hải sản đều giảm từ 20-30% so với mọi năm. Đặc biệt có loại giảm tới 40-50% so với trước. Đơn cử như bạch tuột trước đây có giá 50 nghìn đồng/kg thì nay chỉ còn 22 nghìn đồng/kg.

Ngư dân Nguyễn Bình, thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu chia sẻ: “Tàu tôi thường đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa nên mỗi chuyến ra khơi thường kéo dài hơn một tháng. Chuyến vừa rồi tàu tôi đánh bắt được 6 tấn cá, mực các loại. Nếu như trước đây, với sản lượng hải sản trên, tôi sẽ thu được gần 300 triệu đồng. Còn bây giờ chỉ bán được có 200 triệu đồng. Tuy nhiên, dù sao tôi còn đỡ hơn nhiều bạn tàu khác vì lực lượng lao động luôn đông đủ chứ những tàu có thu nhập thấp, việc tìm kiếm lao động đi biển cũng không hề đơn giản”.

Ngay cả những ngư dân kỳ cựu cũng lắc đầu ngao ngán với giá thủy sản lao dốc như hiện nay. Ông Nguyễn Văn Tẩn là người đã gắn bó với nghề biển mấy chục năm nay, nói: Ngày trước đi biển chỉ cần dò tìm đàn cá, đánh bắt đầy ghe trở về là thắng lớn, vì giá ổn định. Còn bây giờ, ra biển là phải đương đầu với đủ thứ, bão biển đôi khi không sợ bằng “bão giá”.  

Được biết đến là quê hương của nghề câu mực xà nổi tiếng miền Trung. Với đội tàu công suất lớn chuyên hành nghề câu mực ở ngư trường Trường Sa, là nguồn sinh kế của hàng nghìn người, nhưng ngư dân ở xã Bình Chánh (Bình Sơn) cũng đang rất bức bối xen lẫn âu lo khi giá xăng tăng đột ngột kèm theo đó là nguồn thủy sản cũng không còn dồi dào như trước.

Trở về sau chuyến biển, người còn nồng nặc mùi mực, ngư dân Kiều Ry ngụ làng chài Cù Lao Mỹ Tân cho biết: “Chuyến vừa rồi bết bát quá, anh em bạn tàu huề vốn, không có gì lận lưng. Đã vậy lần này xuất bến hy vọng gỡ gạc được chút đỉnh, thì giá xăng dầu đột ngột tăng, kèm theo đó giá các loại nhu yếu phẩm khác như rau củ quả mà mình mang theo trên những chuyến hải trình cũng rục rịch tăng giá. Tàu mình hành nghề dài ngày trên biển. Chi phí cho mỗi chuyến ra khơi ngốn hàng trăm triệu đồng, nên tâm trạng anh em ai cũng rất âu lo, trăn trở”.

Theo tính toán của ngư dân, mỗi khi giá xăng dầu tăng chỉ cần ở mức 200-300 đồng/lít là chi phí đã đội lên cả chục triệu đồng.

Cùng với nỗi lo về những yếu tố khách quan, ngư dân cũng rất bức xúc trước tình trạng bị thương lái kỳ kèo ép giá. Chuyện bị tư thương thao túng thị trường, tự đặt giá thu mua, xem như “biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”. Ngư dân Trần Ngọc Tân ngụ thôn Mỹ Tân, xã Bình Chánh cho biết: “Đánh bắt ngoài khơi xa đã là cái nghiệp rồi. Dẫu vậy nên gặp muôn vàn khó khăn, nguy hiểm, tụi tôi vẫn không ngại. Nhưng cái mà chúng tôi ngán ngẩm nhất là bị tư thương làm giá. Mạnh mẽ vượt trùng khơi, sóng cả không ngã tay chèo là thế. Vậy mà, mỗi lần vào bờ còn phải lệ thuộc vào thương lái từng li, từng tí. Năm nào đánh bắt trúng mùa, cũng chưa dám vội mừng. Vì mình phải nài nỉ họ thu mua giúp, gọi là mua với giá hữu nghị. Bà con ngư dân hy vọng trong tương lai nếu khâu hậu cần được Nhà nước quan tâm, đứng ra thu mua, bao tiêu sản phẩm như những loại hải sản khác thì nghề đánh bắt mực truyền thống của ngư dân ở đây sẽ phát triển bền vững”.

Ngư dân cũng giống như nông dân, điệp khúc “được mùa, mất giá” cứ tái đi tái lại khiến họ luôn rơi vào vòng luẩn quẩn. Do đó, làm gì để giúp họ thoát khỏi vòng luẩn quẩn trên là điều mà Nhà nước và các ngành chức năng sớm tìm cách tháo gỡ để nông ngư dân được hưởng đúng với sức lao động mà họ đã bỏ ra.


Có thể bạn quan tâm

Nhà Nông Thêm Nỗi Lo Vì Mía Nhà Nông Thêm Nỗi Lo Vì Mía

Chưa hết buồn vì năng suất niên vụ mía giảm, lỗ vốn đầu tư, nông dân xã Ninh Tân (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) lại thêm phần lo lắng bởi mía đã chặt nhưng phơi khô trên ruộng do xe chở mía bị một nhóm người chặn lại, không cho vận chuyển về nhà máy.

11/03/2014
Cung Ứng Điện Cho Sản Xuất Thanh Long Tiếp Tục Đầu Tư Nhiều Công Trình Phục Vụ Vùng Chuyên Canh Cung Ứng Điện Cho Sản Xuất Thanh Long Tiếp Tục Đầu Tư Nhiều Công Trình Phục Vụ Vùng Chuyên Canh

“Vương quốc” thanh long của Việt Nam ngày càng mở rộng quy mô diện tích cũng đồng thời đòi hỏi nguồn điện cung ứng tăng cao. Vì vậy để phát huy hiệu quả cho cây trồng lợi thế này, ngành điện sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư nhiều công trình điện trong năm nay.

11/03/2014
Tập Trung Chăm Sóc Cho Lúa Mới Gieo Cấy Tập Trung Chăm Sóc Cho Lúa Mới Gieo Cấy

Trong đó, với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc, tranh thủ thời tiết ấm dần, khẩn trương kết thúc gieo cấy và tiến hành tỉa giặm các ruộng bị thiệt hại. Khi lúa ra rễ trắng và lá mới cần bón thúc ngay lượng phân bón theo quy trình hướng dẫn. Thời gian tập trung chăm sóc, bón thúc cho lúa xong trong tháng 3.

11/03/2014
Lễ Hội Ngày Mùa Trên Cánh Đồng Mẫu Lớn Lễ Hội Ngày Mùa Trên Cánh Đồng Mẫu Lớn

Lần đầu tiên Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang phối hợp với UBND huyện Vị Thủy tổ chức “Lễ hội ngày mùa” trên cánh đồng mẫu lớn (CĐML), nhằm khuyến khích và tôn vinh nghề trồng lúa, đồng thời tạo sân chơi để bà con giao lưu, học hỏi.

11/03/2014
Biến Ruộng Xấu Thành Nơi Trồng Súng Biến Ruộng Xấu Thành Nơi Trồng Súng

Sở hữu 2,7ha đất, nhưng diện tích ấy của gia đình anh Nguyễn Minh Toàn (sinh năm 1976) ngụ ở tổ 2, ấp 7, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, Tiền Giang lại là đất trũng, nhiễm phèn.

11/03/2014