Chăn Nuôi Nhỏ Lẻ Khó Sống Thời Hội Nhập
Chiếm 40 - 50% trong tổng sản lượng sản phẩm chăn nuôi của cả nước nhưng chăn nuôi nông hộ lại là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất khi nền kinh tế mở cửa, cụ thể là gia nhập Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015.
Đó là nhận định của ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bên lề hội nghị tại TP.HCM ngày hôm nay 13-1-2015 giới thiệu triển lãm quốc tế châu Á về chuyên ngành chăn nuôi, thủy hải sản, chế biến thịt trứng sữa (VIV ASIA 2015) được tổ chức ở Thái Lan vào tháng 3 tới.
Trao đổi với TBKTSG Online, ông Chinh cho rằng khi gia nhập Cộng đồng kinh tế chung ASEAN thì trong ngành chăn nuôi thành phần chịu tác động nhiều nhất là chăn nuôi nông hộ bởi quy mô nhỏ lẻ, chi phí sản xuất lớn, khả năng tiếp cận vốn và thị trường thấp. Trong khi đó sản phẩm chăn nuôi do các hộ kinh doanh nhỏ lẻ đóng góp từ 40 - 50% tổng sản lượng chăn nuôi của cả nước, có lĩnh vực chiếm đến 60% như chăn nuôi trâu, bò...
Trong những chi phí cấu thành giá sản phẩm chăn nuôi như giống, thức ăn chăn nuôi, chi phí quản lý, kiểm soát dịch bệnh.... thì chi phí cho thức ăn chiếm giá trị lớn nhất. Nhưng hiện nay phần lớn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam phải nhập khẩu từ nước ngoài, dẫn đến chi phí sản xuất, giá thành thức ăn chăn nuôi cao.
"Để chuẩn bị cho hội nhập, bà con nông dân cần được huấn luyện về quy trình sản xuất để áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn. Điều quan trọng là các hộ này phải liên kết lại với nhau, tham gia các tổ, đội, nhóm, hình thành nên các hợp tác xã để có thể giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh. Đây là con đường bắt buộc mà họ phải thực hiện", ông Chinh nói.
VIV Asia là triển lãm quốc tế chuyên ngành về chăn nuôi, thủy hải sản, chế biến thịt, trứng sữa được tổ chức hai năm một lần. VIV Asia 2015 diễn ra ngày 11 đến 13-03-2015 tại Trung tâm triển lãm và thương mại quốc tế Bangkok (BITEC), Bangkok, Thái Lan, do Công ty VNU Exhibitions Europe tổ chức.
Với chủ đề về thịt heo, các hội nghị hội thảo tại VIV Asia 2015 xoay quay kỹ thuật chăn nuôi heo, mối liên hệ giữa marketing trong sản xuất thịt, trứng, hội thảo ngành trứng Châu Á, hội thảo sức khỏe động vật, sức khỏe gia cầm, khí sinh học, công nghệ chế biến sữa. Doanh nghiệp quan tâm có thể đăng ký tham quan triển lãm với đối tác của VNU ở Việt Nam là Công ty VEAS theo địa chỉ: Bà Nguyễn Thị Lam Hà, email: jenny.nguyen@veas.com.vn, điện thoại: 0909991736.
Có thể bạn quan tâm
Tại lễ tổng kết, các đơn vị hoạt động nghề đăng kiến nghị các cấp, các ngành một số vấn đề như: Giải quyết tình trạng một số ngư dân hoạt động nghề khác thường xuyên xâm lấn vào vùng nước nghề đăng; có chính sách hỗ trợ các hợp tác xã nghề đăng phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản để đa dạng ngành nghề; giúp đỡ các hợp tác xã chuyển đổi mô hình hoạt động...
Vài năm gần đây, anh Nguyễn Văn Tám ở ấp Mỹ Bình, xã Mỹ Hạnh Đông, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã thành công với mô hình nuôi cá lóc trong vèo, góp phần nâng cao mức sống gia đình.
Mô hình nuôi cá lồng bè của Công ty An Phú là một trong những mô hình nuôi lớn nhất về lồng bè tại Bến Tre. Công ty đã đầu tư trên 40 tỷ đồng để xây dựng mô hình nuôi ven sông Tiền trên diện tích đất thuê 9,3ha mặt nước. Chiều ngang khu nuôi trên 100m, chiều dài 1.080m với 408 lồng bè. Công ty đã thả cá giống khoảng 5 tháng với công suất hoạt động chiếm 50% tổng số lồng bè.
Sáng ngày 16/10, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ phối hợp với Hiệp hội Cá tra Việt Nam tổ chức hội thảo “Công nghệ chế biến thực phẩm gia tăng giá trị cho ngành Cá Việt Nam”.
Đồng Quế là một xã nghèo của huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) còn nhiề khó khăn, với địa hình hiểm trở, đa phần là đồi núi, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nhưng không vì thế mà người dân Đồng Quế đầu hàng với số phận, họ vẫn nung nấu quyết tâm, không ngừng vươn lên để tìm cho mình cách phát triển kinh tế..