Tạo Điều Kiện Thu Mua Hết Sữa Tươi Cho Nông Dân
Trước tình trạng tại một số tỉnh, TP như Hà Nội, Lâm Đồng, Long An, Sóc Trăng… các DN không thu mua hết sữa cho người chăn nuôi bò sữa trong khi chất lượng sữa vẫn đảm bảo, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã có văn bản đề nghị Sở NN&PTNT các địa phương sớm tháo gỡ.
Theo đó, Cục yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình chăn nuôi bò sữa và thu mua sữa tươi nguyên liệu của các DN đối với người chăn nuôi bò sữa trên địa bàn. Đồng thời, chủ động xây dựng chuỗi liên kết trong chăn nuôi bò sữa, từ chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, làm việc với các DN thu mua, chế biến sữa để tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục và tạo cơ chế cho các DN thu mua, chế biến sữa bao tiêu hết lượng sữa tươi nguyên liệu cho người chăn nuôi.
Cục Chăn nuôi cũng lưu ý, Sở NN&PTNT đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người chăn nuôi bò sữa ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các DN thu mua, chế biến sữa trước khi tổ chức chăn nuôi bò sữa. Đồng thời khuyến cáo người chăn nuôi phải thực hiện đúng hợp đồng cung cấp sữa tươi với doanh nghiệp.
Ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết thêm, Cục đã có văn bản đề nghị các công ty thu mua và chế biến sữa tươi chia sẻ với người chăn nuôi về những khó khăn hiện tại, thực hiện tốt thỏa thuận giữa công ty với người chăn nuôi. Bên cạnh đó, chỉ đạo các hệ thống, điểm thu mua thuộc công ty quản lý từ thủ tục, quy trình, lấy mẫu kiểm tra để tạo điều kiện thu mua hết lượng sữa tươi sản xuất ra hàng ngày.
Cục Chăn nuôi cũng đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh, TP cung cấp kịp thời thông tin về giá thu mua sữa tại địa phương và khu vực lân cận, giá con giống bò sữa và giá thức ăn chăn nuôi cho người chăn nuôi bò sữa tại địa phương.
Như báo Kinh tế & Đô thị đã đưa tin, thời gian qua nhiều người chăn nuôi bò sữa tại các xã Phù Đổng, Trung Mầu, Dương Hà, huyện Gia Lâm đứng ngồi không yên vì không tiêu thụ hết lượng sữa sản xuất ra hàng ngày. Nhiều hộ chăn nuôi đang phải bù lỗ vì không bán được sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Số vải thiều chín muộn còn lại tập trung nhiều ở các xã Tân Sơn, Biên Sơn, Giáp Sơn… đang được người dân tiêu thụ thuận lợi với giá bán dao động từ 15 – 22 ngàn đ/kg. Dự kiến đến ngày 15/7, nhân dân trên địa bàn huyện sẽ thu hoạch xong vụ vải thiều năm 2014.
Đan xen màu xanh bạt ngàn của cà phê, rau thương phẩm là đủ màu sắc của những vườn Cẩm tú cầu, đó là bức tranh trù phú của xã Nam Hà, huyện Lâm Hà. Nơi mà cây hoa Cẩm tú cầu đã bén rễ và khoe sắc thắm, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.
NAFIQAD cho biết, đã yêu cầu các Chi cục, cơ quan quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản các tỉnh, thành phố khẩn trương rà soát danh sách các cơ sở thu mua, sơ chế nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên địa bàn để tổ chức kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP theo đúng quy định; tập trung vào các cơ sở cung cấp cho DN chế biến XK. Các đơn vị nhanh chóng hướng dẫn cơ sở khắc phục các sai lỗi (nếu có).
Nằm ở khu vực đầu nguồn sông Tiền, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Preyveng - Campuchia, từ nhiều năm qua, chợ Hồng Ngự giao thương mua bán, trao đổi hàng hóa qua lại nhộn nhịp, đặc biệt hàng hóa nông sản, thủy sản, hàng tiêu dùng...
Cùng đồng lòng xây dựng HTX Lộc Phát ở xã Phú Hội, Đức Trọng, hơn chục hộ nông dân đã tạo nên một chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ 2 sản phẩm chủ lực là nấm bào ngư và xà lách xoong. Vượt qua những khó khăn ban đầu, Lộc Phát đang trên đường cải thiện thu nhập cho từng hộ gia đình thành viên.