Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hải Phòng Thí Điểm Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn

Hải Phòng Thí Điểm Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn
Ngày đăng: 01/07/2012

Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng vừa phê duyệt kế hoạch xây dựng mô hình thí điểm “Cánh đồng mẫu lớn” trong vụ mùa 2012 ở 3 địa điểm gồm: xã Kênh Giang (huyện Thủy Nguyên), xã Hùng Thắng (huyện Tiên Lãng) và xã Việt Tiến (huyện Vĩnh Bảo).

Tiêu chí của “Cánh đồng mẫu lớn” là nằm trong vùng sản xuất tập trung, có diện tích tối thiểu 30 ha/1 mô hình; có cơ sở hạ tầng phù hợp để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đưa cơ giới đồng bộ vào sản xuất.

Tại cánh đồng này, nông dân được gieo cấy từ 1-2 giống lúa cùng trà với quy trình sản xuất phù hợp; cùng nhau quản lý sản xuất, thực hiện các dịch vụ chung; tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng thông qua doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc cơ quan nghiên cứu, cơ quan khuyến nông dưới sự quản lý của chính quyền địa phương.

Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” sẽ được thành phố hỗ trợ 100% chi phí mua giống lúa, 30% vật tư thiết yếu, 100% kinh phí tuyên truyền, tập huấn cùng 50% chi phí thuê dịch vụ sử dụng máy làm đất, gieo cấy và máy gặt đập liên hợp cho nông dân.

Việc xây dựng mô hình thí điểm “Cánh đồng mẫu lớn” nhằm tạo đà cho phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, góp phần xây dựng nông thôn mới đạt mục tiêu đề ra. Đồng thời, qua đó hình thành mô hình liên kết “4 nhà” trong sản xuất nông nghiệp.

Trong đó, doanh nghiệp tham gia cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng khi nông dân có yêu cầu./.

Có thể bạn quan tâm

Giữ Rừng Cho Con Cháu Mai Sau Giữ Rừng Cho Con Cháu Mai Sau

Gặp chúng tôi, Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Thanh Nưa, ông Vi Văn Nhọt phấn khởi khoe về mô hình khoanh nuôi, bảo vệ rừng của Chi hội người cao tuổi Hạ Thanh. Tuy là tự phát nhưng được duy trì và phát triển hiệu quả là nhờ tinh thần lao động hăng say, ý thức trách nhiệm, lòng kiên trì không ngại vất vả của tất cả các hội viên trong chi hội. Điều đó mang lại lợi ích to lớn và thiết thực cho người dân Hạ Thanh và là tấm gương trong công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng.

29/06/2013
Phát Triển Kinh Tế Nhờ Mô Hình Chăn Nuôi Vịt Phát Triển Kinh Tế Nhờ Mô Hình Chăn Nuôi Vịt

Sau 10 năm lên Điện Biên lập nghiệp, nhờ mô hình chăn nuôi, đến nay gia đình anh Phan Văn Chung ở đội 4, khu Pom Lót, xã Sam Mứn huyện Điện Biên đã có cơ ngơi khang trang. Gia đình anh đã vươn lên trở thành hộ có thu nhập khá trong vùng.

29/06/2013
Người Biết Làm Giàu Nơi Biên Giới Người Biết Làm Giàu Nơi Biên Giới

Được ông Mào Văn Đào, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mường Nhé giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Chang Váng Sinh dân tộc Hà Nhì ở A Pa Chải, xã Sín Thầu, một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi của mảnh đất vùng biên giới - nơi một con gà gáy 3 nước cùng nghe.

29/06/2013
Cầu Nối Giúp Hội Viên Nông Dân Làm Giàu Cầu Nối Giúp Hội Viên Nông Dân Làm Giàu

Những năm qua, Hội Nông dân xã Thanh Xương (huyện Điện Biên) luôn xác định thực hiện tốt chương trình liên kết với ngân hàng chính là khơi thông nguồn vốn tín dụng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; giúp nông dân được hưởng lợi từ nguồn vốn ưu đãi về lãi suất, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng về nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

29/06/2013
Tủa Chùa Chú Trọng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Tủa Chùa Chú Trọng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp

Xác định tiềm năng thế mạnh của địa phương trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua với nhiều giải pháp đồng bộ, huyện Tủa Chùa đã tích cực chỉ đạo người dân thâm canh, phát triển kinh tế. Đến nay, trình độ áp dụng KHKT, sử dụng giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống bà con vùng cao còn nhiều khó khăn

29/06/2013