Hải Dương xúc tiến tiêu thụ nông sản thế mạnh

Với trên 60% diện tích đất nông nghiệp và trên 80% dân số sống ở nông thôn, tỉnh Hải Dương có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp… Theo đó, Hải Dương có nhiều sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh như, hành, tỏi, cà rốt, hay cây ớt… có diện tích, sản lượng cũng rất lớn so với các tỉnh phía Bắc. Đặc biệt 3 sản phẩm đặc sản nông nghiệp của địa phương là vải, ổi và na đã tạo được thương hiệu và có sản lượng lớn…
Khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Anh Cương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương nhấn mạnh: Mục đích cốt yếu của Hội nghị lần này là xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Việc phát triển năng suất, sản xuất hàng hóa, chất lượng sản phẩm rất quan trọng, nhưng song song với đó cần phải có thị trường, tạo đầu ra ổn định cho nông sản thì sản xuất, phát triển nông nghiệp mới phát huy giá trị kinh tế, bền vững, người dân mới yên tâm sản xuất… Chính vì vậy, tỉnh Hải Dương luôn mong muốn đẩy mạnh hợp tác, tạo những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà phân phối, sản xuất liên kết thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp địa phương.
Những năm qua, Hải Dương tập trung chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm như rau quả, gia vị, cây đặc sản trong đó phát triển những cây ăn quả có sản lượng lớn, giá trị kinh tế như dưa hấu, cam, ổi, na và đặc biệt là vải thiều.
Diện tích trồng vải của Hải Dương luôn giữ ổn định trong khoảng 11.000 ha với sản lượng khoảng 50.000 tấn/năm… Hiện nay, quả vải Hải Dương có mặt khắp cả nước, các tỉnh phía Nam và đặc biệt là TP.Hồ Chí Minh tiêu thụ rất lớn (tiêu thụ nội địa chiếm khoảng 50 – 60%). Mặc dù thị trường xuất khẩu chưa mở rộng, nhưng quả vải cũng đã có mặt ở một số nước như Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore (quả tươi và sấy khô); các nước châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước Trung Đông (vải thiều chế biến và cấp đông). Thị trường Trung Quốc chiếm 20% tổng sản lượng vải của Hải Dương…
Với ba loại quả thế mạnh là vải, ổi và na, những năm qua tỉnh Hải Dương đã thực hiện thành công nhiều mô hình sản xuất theo quy trình VietGAP, dự án nâng cao hiệu quả kinh tế vùng sản xuất tập trung với cây vải, ổi, na giai đoạn 2012 – 2015… mang lại hiệu qủa kinh tế cao, lợi ích thiết thực cho người dân và các doanh nghiệp.
Tại hội nghị, đại diện các bên cũng đã chỉ ra những tồn tại cần khắc phục đối với các loại hoa quả, nông sản nói chung như công tác quy hoạch vùng sản xuất, sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, việc tiêu thụ hoa quả tươi là chủ yếu, tỉ lệ thất thoát sau thu hoạch…
Ngoài ra, thương hiệu vải thiều Hải Dương và vải thiều Thanh Hà có những lúc bị lạm dụng danh tiếng, bị pha trộn nhiều loại vải khác nhau nên đã làm giảm uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế…
Cùng với những hoạt động thiết thực xúc tiến tiêu thụ quả vải vụ mùa 2015, theo bà Vũ Thị Kim Phượng - Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hải Dương, để quả vải cũng như những loại quả khác tiêu thụ tốt, ổn định những năm tới thì địa phương cần đẩy mạnh việc xây dựng và giữ gìn thương hiệu cho các loại trái cây chất lượng cao, nâng cao chất lượng làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tăng cường công tác kết nối giao thương giữa các trung tâm tiêu thụ lớn nhất là thị trường TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam (chiếm 50% thị trường vải nội địa). Đẩy mạnh hơn nữa công tác xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, cung cấp và thông tin kịp thời về thị trường giá cả, nhu cầu, các quy định, các tiêu chuẩn và rào cản kỹ thuật…
Có thể bạn quan tâm

Cụ thể hóa đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Bộ NN-PTNT, mới đây, UBND tỉnh Nam Định đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Theo đó, về lĩnh vực chăn nuôi, Nam Định lựa chọn 4 đối tượng chủ lực gồm lợn, gà, ngao và tôm.

Những ngày qua, giá hải sản liên tục tăng, khiến ngư dân rất phấn khởi. Tại cảng cá khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu, tàu thuyền của ngư dân ra vào tấp nập, với những khoang cá đầy ắp.

Trước đây, cuộc sống của gia đình chị Dư Thị Liên, hội viên nông dân thôn Đồng Vinh, xã Mậu Lâm rất khó khăn, mọi chi tiêu trong gia đình chỉ trông vào thu nhập từ mấy sào ruộng. Đầu năm 2012, với sự giúp đỡ của hội nông dân huyện, xã, gia đình chị được vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện, qũy hỗ trợ nông dân để phát triển kinh tế.

Các hộ chăn nuôi sẽ được hỗ trợ phối giống nhân tạo hàng năm đối với lợn, trâu bò; hỗ trợ mua lợn, trâu, bò đực giống, hay gà, vịt giống bố mẹ hậu bị; hỗ trợ về xử lý chất thải chăn nuôi. Theo đó, hộ chăn nuôi sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí về liều tinh để thực hiện phối giống cho lợn nái; mức hỗ trợ không quá 2 liều tinh cho một lần phối giống và không quá 5 liều tinh cho một lợn nái/năm.

Theo nhiều chuyên gia, việc thiếu đầu tư công nghệ chế biến, chỉ chăm chăm vào xuất tươi là nguyên nhân chính khiến tình trạng trái cây rớt giá trở nên trầm trọng.