Hải Dương phát triển khoảng 1.500 ha vải VietGAP

Kết quả sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGap trong 3 năm tại tỉnh Hải Dương cho thấy, năng suất tăng từ 20% - 30% chất lượng tốt, giá bán tăng hơn vải thường từ 15% - 25%, hiệu quả kinh tế cao hơn trồng đại trà từ 5% - 10%.
Quả vải Hải Dương đã bước đầu được xuất sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên, thị trường Mỹ là một trong những thị trường không dễ tính đối với nông sản, nhất là các loại trái cây. Việc xuất khẩu được vải thiều sang Mỹ sẽ thêm cơ hội đưa sản phẩm này đến với nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Để đạt được mục tiêu này, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương tăng cường cán bộ chuyên môn phối hợp với địa phương kiểm tra, giám sát, hướng dẫn nông dân chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại quả. Đặc biệt, không được phép sử dụng 5 loại hoạt chất bảo vệ thực vật cấm sử dụng trên quả vải khi xuất khẩu sang Mỹ.
Ông Phạm Nguyễn Hạnh - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương cho biết, trong danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật nông dân đang sử dụng, có trên 100 loại tên thương phẩm. Chi cục đã kiểm soát rất chặt và yêu cầu người nông dân hiểu rõ về 5 loại hoạt chất này bị cấm sử dụng.
“Chỉ cần một hộ không tuân thủ trong quá trình trồng và chăm sóc, vải xuất khẩu đi Mỹ mặc dù không thể kiểm tra từng quả nhưng chỉ cần một vài thùng, một vài chùm vải vi phạm đơn hàng lập tức sẽ bị hủy, bị trả về sẽ gây mất uy tín. Điều này không những khiến cho doanh nghiệp xuất khẩu bị thiệt hại, mất uy tín và không còn cơ hội xuất khẩu vào thị trường Mỹ”, ông Hạnh cho biết.
Related news

Năm 2014, chăn nuôi gà đồi ở Yên Thế phát triển ổn định, dịch bệnh được kiểm soát tốt. Thời điểm này, với giá bán 65 - 75 nghìn đồng/kg, cứ 1.000 con gà người chăn nuôi lãi 15 - 20 triệu đồng. Nếu tập trung khắc phục những bất cập trong sản xuất và tiêu thụ thì chăn nuôi gà còn đạt hiệu quả cao hơn.

Công ty cổ phần sữa Đà Lạt (Dalat Milk) thông báo, nếu trong sữa bò mà nông dân giao cho nhà máy có tỷ lệ nước từ 4% trở lên thì người bán sẽ bị nhắc nhở và sau 6 lần kiểm tra mà sữa vẫn có tỷ lệ nước trên 4%, công ty sẽ ngưng nhận sữa từ nông dân nuôi bò có hợp đồng bán sữa với công ty.

Anh Bùi Văn Nhương ở xã Đức Bình Đông (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên), là người đầu tiên ở Phú Yên lặn lội vào tỉnh Tây Ninh đưa giống sắn KM419 về trồng. Giống sắn này được nhân dân các tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên gọi là giống sắn siêu bột Nông Lâm, cho năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế.

Thống kê của Trạm khuyến nông - khuyến ngư huyện, hiện trên địa bàn có hơn 5ha đất vườn kém hiệu quả được bà con chuyển sang trồng cây tiêu, tăng hơn 2ha so với năm 2013, tập trung ở xã Vị Đông, Vị Thanh và Vị Bình. Theo một số hộ canh tác cho biết, cây tiêu thích nghi tốt với thổ nhưỡng ở địa phương và kỹ thuật trồng tương đối dễ, ít dịch bệnh, đặc biệt là đầu ra rất thuận lợi, được thương lái đến tận nơi thu mua với số lượng nhiều.

Ở Dak Lak, ngoài diện tích cà phê, cao su, hồ tiêu... cho hiệu quả kinh tế cao, diện tích đất canh tác còn lại chủ yếu là trồng cây ngắn ngày như: lúa, ngô, đậu đỗ các loại. Các loại cây trồng ngắn ngày kể trên có nhiều hạn chế, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích thấp - chỉ bình quân 20 triệu đồng/ha.