Hà Nội Tăng Cường Quản Lý An Toàn Thực Phẩm

Ngày 13/1, UBND TP Hà Nội đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm sản trên địa bàn năm 2015.
Theo đó, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động bố trí nhân lực, cơ sở vật chất, thiết bị, kinh phí cho hoạt động quản lý.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư, sản phẩm nông lâm thủy sản, cấp giấy chứng nhận.
Định kỳ hàng quý thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng danh sách các cơ sở đủ và không đủ điều kiện.
Sở NN-PTNT tham mưu cho UBND thành phố ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý giữa các đơn vị thuộc sở, giữa các sở, ngành, quận, huyện, xã để tránh chồng chéo…
Có thể bạn quan tâm

Ngày mùa, trên cánh đồng nặng trĩu lúa vàng ở Gio Quang (huyện Gio Linh, Quảng Trị) càng thêm nhộn nhịp trong âm thanh rền vang từ những chiếc máy gặt đập liên hợp hoạt động liên tục. Cơ giới hóa trong nông nghiệp thực sự đã đem lại nhiều tiện ích và hiệu quả to lớn cho người nông dân.

Những ngày này, người trồng tiêu trên địa bàn tỉnh rất phấn khởi vì hồ tiêu vừa được mùa vừa được giá.

Trong vụ đông xuân vừa qua, Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện Krông Nô đã đưa trồng khảo nghiệm thành công 7 giống lúa mới là AC5, TL6, LH12, HBO2, Nam Định 5, Thiên ưu 8, thảo dược Vĩnh Hòa (VH1), thu hút 35 hộ dân đã tham gia và đưa lại năng suất, chất lượng cao.

Với đàn heo khoảng 1,5 triệu con, đàn gà gần 14 triệu con, Đồng Nai được xem là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước. Từ năm 2008, tỉnh đã quy hoạch các vùng khuyến khích chăn nuôi tập trung để quản lý tốt vấn đề môi trường và kiểm soát về dịch bệnh.

Trước nguy cơ cạn kiệt nguồn tôm hùm giống, Trường Đại học Nha Trang đang triển khai đề tài: “Đánh giá tác động của nghề khai thác tôm hùm giống đến cảnh quan môi trường và nguồn lợi vịnh Nha Trang”.