Hà Nội Tăng Cường Quản Lý An Toàn Thực Phẩm

Ngày 13/1, UBND TP Hà Nội đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm sản trên địa bàn năm 2015.
Theo đó, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động bố trí nhân lực, cơ sở vật chất, thiết bị, kinh phí cho hoạt động quản lý.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư, sản phẩm nông lâm thủy sản, cấp giấy chứng nhận.
Định kỳ hàng quý thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng danh sách các cơ sở đủ và không đủ điều kiện.
Sở NN-PTNT tham mưu cho UBND thành phố ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý giữa các đơn vị thuộc sở, giữa các sở, ngành, quận, huyện, xã để tránh chồng chéo…
Related news

Tiêu chuẩn ASC Tôm được chuyển giao tới Hội đồng quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC)

Chiều qua (22/6), Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) và Hội đồng Nuôi trồng thủy sản Stewardship (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ cam kết sẽ phối hợp để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP sang chứng nhận ASC.

Chiều ngày 22/6, Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Hội đồng Nuôi trồng thủy sản Stewardship (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ cam kết sẽ phối hợp để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP sang chứng nhận ASC.

Qua hai thập niên, ngành cá tra Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này đã đặt ra nhiều thách thức. Để giải quyết điều này cần phải có những tiêu chuẩn thiết thực và đáng tin cậy.

Tiêu chuẩn ASC là tiêu chuẩn tự nguyện được ban hành bởi Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản ASC. Việc chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC là sự xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản nuôi có trách nhiệm. Hiện nay ASC đã xây dựng tiêu chuẩn áp dụng đối với cá tra/basa, cá rô phi.