Hà Nội: Giá Gà Tăng Mạnh, Thực Phẩm Khác Giảm

Khảo sát tại một số chợ Ngọc Thụy (quận Long Biên), chợ Hôm, chợ Thành Công (quận Đống Đa), chợ Tân Mai (quận Hoàng Mai)... giá thịt gà từ vài ngày nay tăng đáng kể, dao động từ 80 - 120.000 đồng/kg, tùy từng loại. Nếu so với trước đây, giá gà đang cao hơn gần 10.000 đồng/kg.
Theo đó, giá gà công nghiệp sống tuần trước mua buôn tận trang trại là 28.000 đồng/kg, những ngày gần đây lên tới 35.000 đồng/kg. Một số hộ buôn gà cho biết, theo quy luật, trong và sau dịch cúm gia cầm, giá thịt gà sẽ tăng, bởi vậy trong thời gian tới, giá gà vẫn tiếp tục lên.
Trong khi giá thịt gà tăng thì nhiều loại thực phẩm khác lại giảm. Theo khảo sát, tại một số chợ: Ngọc Thụy, chợ Hôm, chợ Tân Mai, chợ Ngã Tư Sở... giá thực phẩm đang giảm nhẹ. Nếu như dịp sau tết, giá thịt bò từ 260 - 300.000 đồng/kg thì hiện nay còn 180 - 220.000 đồng/kg, thịt lợn từ 120 - 170.000 đồng/kg hiện còn 100 - 110.000 đồng/kg. Mặt hàng cá giảm ít nhất, hiện cá trắm có giá từ 70-90.000 đồng/kg, tùy loại. Cá chép có giá 80.000 đồng/kg, cá trôi từ 55 - 60.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, mô hình sản xuất lúa - tôm đạt hiệu quả cao và được ngành chức năng khuyến cáo nông dân nhân rộng. Mô hình này ngày càng được nhiều nông dân trong tỉnh áp dụng.

Việc cung ứng lúa chất lượng, nguyên chủng, cấp xác nhận, chất lượng cao để nông dân sản xuất luôn được ngành chức năng quan tâm.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết “tam nông”, rất nhiều cây trồng, vật nuôi trong tỉnh đã được phát huy hiệu quả kinh tế. Thế nhưng, với các loại rau màu thì vẫn còn bấp bênh. Cuộc sống người trồng màu vẫn lắm khó khăn. Nguyên nhân, hoa màu tại rẫy bán ra rớt giá liên tục, lại thiếu vắng rau an toàn (RAT) để nâng giá trị của nó và có thị trường ổn định.

Nhằm từng bước đa dạng hóa nghề nuôi trồng thủy sản và phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, hơn 2 năm qua, xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã phát triển mô hình nuôi cá lóc. Mô hình này phần nào giải quyết tốt việc làm tại chỗ và là một trong những phương thức giúp cho bà con có ít đất canh tác đạt hiệu quả kinh tế cao.

Vụ xuân - hè năm 2013, chủ ao đầm các huyện, thị xã vùng triều trong tỉnh Thanh Hóa đã đưa 3.943 ha vào nuôi tôm sú, 72 ha tôm he chân trắng.