Hà Nội Có 17 Chuỗi Liên Kết Tiêu Thụ Chăn Nuôi

Theo Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, thành phố đã tư vấn, xây dựng được 17 chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm.
Tổng cộng có 3.429 thành viên tham gia, 30 điểm giao dịch, 1.313 đại lý, điểm tiêu thụ sản phẩm, trung bình mỗi ngày, các chuỗi liên kết tham gia tiêu thụ 392 ngàn quả trứng, 22,35 tấn thịt lợn, 10,75 tấn gia cầm, 150 kg thịt bò, 100 tấn sữa.
Về kết quả chăn nuôi, trong 6 tháng đầu năm 2014, toàn thành phố có hơn 142.000 con gia súc lớn (bò thịt 128.501 con/78.570 hộ nuôi, bò sữa 13.654 con/3.154 hộ). Tổng đàn lợn có trên 1,4 triệu con/173.000 hộ nuôi, đàn gia cầm gần 19 triệu con/163.000 hộ.
Sản lượng chăn nuôi đạt 18.000 tấn sữa tươi, thịt hơi xuất hơi xuất chuồng các loại đạt 190.000 tấn, sản lượng trứng đạt 500 triệu quả, lợn giống đạt 1,5 triệu con và gia cầm giống đạt 30 triệu con.
Công tác giêt mổ đến nay đã có những chuyển biến tích cực đáp ứng gần 30% lượng thịt gia súc, gia cầm được giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp. Triển khai thí điểm phương án giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại Cty CP XK thực phẩm Foodex. Đến nay, Foodex đã thực hiện dự án đầu tư hạng mục xử lý chất thải, xây dựng mới khu giết mổ trâu bò và khu giết mổ lợn tập trung bán công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Hàng ngàn căn nhà bị ngập nước, nhiều nhà dân sập, bị cuốn trôi, hoa màu mất trắng…người dân nơi vùng “rốn lũ” vùng Đồng Tháp đang phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất

Toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có 20 tổ sản xuất rau an toàn đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, trong đó nổi bật có Hợp tác xã rau an toàn Thắng Lợi ở xã Phước Hưng (huyện Long Điền). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là sản phẩm rau an toàn (RAT) của các HTX hầu hết vẫn chưa tìm được thị trường ổn định, giá cả bấp bênh.

Trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học (QSEAP)", do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ, tỉnh Tiền Giang đầu tư hơn 3,7 tỉ đồng để hỗ trợ các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thay thế các giống cây ăn quả cũ, già cỗi bằng các giống cây ăn quả chất lượng, nhằm tạo sản phẩm nông sản an toàn phục vụ nhu xuất khẩu.

Cứ nhắc đến con tôm sú, nhiều người nuôi tôm ở xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong) vẫn còn hãi hùng khi bao nhiêu vốn liếng cứ đội nón ra đi. Người vỡ nợ không phải là ít khi dịch bệnh trên tôm sú cứ xảy ra liên miên. Khi TTCT xuất hiện ở tỉnh Bình Thuận vào năm 2005, dân nuôi tôm như bắt được phao sau một thời gian dài "thoi thóp"

Cục Chăn nuôi kiến nghị, cần có hỗ trợ để khôi phục cho những người chăn nuôi như không cắt điện khu vực chăn nuôi trang trại tập trung, hỗ trợ tín dụng để duy trì đàn...