Hà Nội Chủ Động Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Mùa

Hiện nay, lúa trà sớm và trà trung đang phân hóa đòng - làm đòng, trà muộn đang đẻ nhánh rộ cùng với diễn biến thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh và gây hại.
Để hạn chế thiệt hại tối đa cho người trồng lúa, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hà Nội đã khuyến cáo các địa phương trên địa bàn TP chủ động, kịp thời triển khai các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại lúa.
Theo dự báo của Chi cục BVTV Hà Nội, bướm sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 bắt đầu vũ hóa rộ (sâu trưởng thành hóa nhộng) trên diện rộng, mật độ trung bình từ 3 - 5 con/m2; nơi cao từ 10 - 12 con/m2, cục bộ có nơi trên 30 con/m2. Bướm rộ từ ngày 7 - 12/8; sâu non nở rộ từ ngày 10 - 15/8, gây hại lúa trà sớm và trà trung giai đoạn làm đòng, trà muộn giai đoạn đứng cái - làm đòng. Đặc biệt là những diện tích lúa thừa đạm, ruộng ven làng, ven hàng cây, gần ánh sáng đèn sẽ bị hại nặng.
Để công tác phòng trừ đạt hiệu quả, đại diện Chi cục BVTV Hà Nội cho rằng, các địa phương cần phối hợp
Qua khảo sát thực tế, một số huyện có diện tích lúa bị sâu cuốn lá ở mức tương đối lớn như: Thường Tín 350ha, Thanh Oai 290ha, Ứng Hòa 91,5ha. Bên cạnh đó, bệnh sâu đục thân hai chấm, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá đốm sọc vi khuẩn đang có dấu hiệu phát sinh và gây hại với tỷ lệ 3 - 5% số dảnh tại một số địa phương.với các cơ quan chuyên môn hướng dẫn người dân đồng loạt phun thuốc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ từ ngày 10 - 15/8.
Đặc biệt lưu ý, đối với các diện tích lúa bị bệnh phải dừng bón tất cả các loại phân, kể cả phân bón lá, đồng thời giữ nước thường xuyên trên ruộng để tăng khả năng chống chịu bệnh cho cây.
Sở NN&PTNT Hà Nội khuyến cáo, từ nay đến cuối vụ, thời tiết có nhiều diễn biến bất thường nên tình hình sâu bệnh gây hại trên lúa mùa còn diễn biến phức tạp. Do đó, các địa phương không được chủ quan trước tình hình sâu bệnh hại lúa, đồng thời cần phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành chuyên môn tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn nông dân phun thuốc trừ sâu bệnh đồng loạt, đúng cách.
Bên cạnh đó, nhân viên BVTV tại các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phân loại cụ thể trà lúa, giống lúa, xác định mật độ sâu ở những diện tích lúa bị nhiễm bệnh để hướng dẫn nông dân phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc đặc hiệu.
Có thể bạn quan tâm

Niên vụ mía năm 2015 - 2016, UBND xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh phối hợp với Công ty Mía đường Trà Vinh xây dựng cánh đồng lớn (CĐL) đối với cây mía tại ấp Long Hưng, có 28 hộ tham gia với diện tích 21,9ha.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, toàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện đã thu hoạch được khoảng 90% diện tích trồng khoai mỳ (gần 8.000 ha), tuy nhiên sản phẩm khoai mỳ năm nay có giá thấp. Cụ thể, giá khoai mỳ xắt lát phơi khô trong tháng 2 -2015 còn 3.700 đồng/kg, giảm 1.300 đồng/kg so với tháng 1-2015.

Theo nông dân một số nơi trong tỉnh, từ trước Tết Ất Mùi đến nay, thời tiết khô nóng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loài dịch hại phát sinh, lây lan trên cây trồng. Trong đó nhiều diện tích mì bị nhện đỏ tấn công gây thiệt hại nặng nề.

Mô hình này được triển khai khảo nghiệm tại huyện Mường Khương và Bắc Hà (Lào Cai), bắt đầu từ tháng 3/2015.

Những ngày cuối tháng 3, các ruộng đậu xanh của nông dân xã Phước Nam (Thuận Nam - Ninh Thuận) bước vào mùa thu hoạch. Niềm vui hiện rõ trên từng nét mặt nông dân khi đậu xanh năm nay được mùa, được giá.