Gừng Được Giá
Đồng bào dân tộc Mông ở các xã Na Ngoi, Huồi Tụ, Nậm Cắn, Tây Sơn… của huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đang rất phấn khởi, bởi gừng tươi được giá, lại rất dễ tiêu thụ.
Gừng Kỳ Sơn được trồng ở vùng núi cao, khí hậu lạnh, không sử dụng thuốc BTTV cũng như các loại phân bón hóa học nên chất lượng rất tốt, hàm lượng tinh dầu cao. Gừng trở thành cây xóa đói giảm nghèo ở các xã vùng cao.
Hiện toàn huyện có khoảng 375 ha gừng. Trước đây do đầu ra không ổn định, giá cả bấp bênh nên diện tích gừng lên xuống theo từng năm. Bằng nhiều nỗ lực của các ngành chức năng trong huyện, tỉnh, cộng với "cái tiếng gừng Kỳ Sơn", nên đầu ra củ gừng có nhiều thuận lợi.
Tín hiệu tích cực đầu tiên phải kể là HTX Dịch vụ Nông nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn (có trụ sở tại thị trấn Mường Xén) đã đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho việc chế biến sản phẩm gừng tươi; đồng thời cam kết thu mua với giá cả hợp lý cho bà con. Bên cạnh đó, HTX còn liên kết thành công với các đối tác để xuất khẩu gừng ra nước ngoài.
Thời điểm này đang là cuối vụ thu hoạch gừng cũ, nguồn hàng không dồi dào nhưng gừng tươi loại 1 (bán tại trung tâm thị trấn Mường Xén) vẫn rất đắt, lên đến 35.000 đ/kg, chất lượng xấu hơn giá trên dưới 30.000 đ/kg.
Tuy gừng đang được giá, song quan điểm của huyện Kỳ Sơn là không phát triển ồ ạt, dẫn tới cung vượt cầu thì giá gừng lại rơi vào vết xe đổ như những năm trước đây.
Theo ghi nhận của PV, phải gần 2 tháng nữa, huyện Kỳ Sơn mới bước vào mùa thu hoạch gừng mới, nhưng ngay từ lúc này không khí đã nhộn nhịp lạ thường. Rất nhiều DN, thương lái đã đổ về đây để thống nhất trước giá cả và đặt tiền cọc mua gừng vụ tới.
HTX Dịch vụ Nông nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn đang mua gừng thu hoạch muộn với giá 34.000 đ/kg. Theo nhiều người trồng gừng, với giá này ai còn nhiều gừng bán thì thắng to.
“Gia đình tôi vừa thu hoạch lứa gừng còn sót được chừng nửa tấn, cánh thương lái đến mua ngay tại rẫy, tôi thu tổng cộng gần 15 triệu đồng. Cây gừng đang có giá nhưng không còn mà bán, tiếc lắm chú ạ! Có thể năm tới nhiều khả năng gia đình tôi sẽ mở rộng thêm diện tích trồng gừng”, ông Lầu Tồng Sùa (trú tại bản Tổng Khư, xã Na Ngoi) phấn khởi nói.
Theo ông Nguyễn Văn Luân - Chủ nhiệm HTX Dịch vụ Nông nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn, thời điểm trung tuần tháng 9, cây gừng ở Kỳ Sơn luôn được giá, nhưng ở mức cao như năm nay thì chưa từng có tiền lệ. Nếu không có biến động thì năm nay các hộ trồng gừng sẽ thắng lớn.
Có thể bạn quan tâm
Rời quê hương Thanh Hóa vào nhập cư, làm ăn sinh sống ở xã Ea Trol – 1 xã miền núi của huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Với số vốn 10 triệu đồng đã vay mượn của anh em, bà con, bạn bè ở quê, ông Nguyễn Tài Khoa mua 3 ha cà phê, gọi là vốn giắt lưng ban đầu để gia đình ông bén rễ và hình thành một cuộc sống mới ở vùng đất xa xôi này.
Từ khi Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Tiền Giang và Trạm Khuyến nông - khuyến ngư huyện Cai Lậy triển khai thí điểm các mô hình ương con theo hướng an toàn sinh học đến nay, các mô hình đã đem lại hiệu quả khả quan.
Theo Ban chỉ đạo bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, tính đến đầu tháng 6-2013, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã chi trên 45,5 tỉ đồng để bồi thường thiệt hại cho gần 70 ao nuôi thủy sản tham gia bảo hiểm nông nghiệp (BHNN); trong đó có 40 ao nuôi cá tra diện tích 11,08 ha bị thiệt hại, với số tiền bồi thường 44,85 tỉ đồng; khoảng 30 ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng số tiền bồi thường trên 900 triệu đồng...
Đó là mô hình của hộ Nguyễn Văn Mừng (ấp La Ghi, xã Long Vĩnh - Duyên Hải - Trà Vinh). Gia đình có 1 ha đất nuôi tôm, trong đó có 2 công đất là bãi bồi. Hiện ông khai thác 2 công đất vốn không hiệu quả kinh tế này để nuôi vọp.
Thực hiện Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, huyện Lang Chánh đã chỉ đạo trạm khuyến nông huyện triển khai mô hình chăn nuôi lợn Móng Cái sinh sản cho 50 hộ gia đình tại xã Quang Hiến (Thanh Hóa).