Nông dân phấn khởi do giá tôm nước lợ tăng mạnh
Ông Lê Văn Danh, thương lái mua tôm ở thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông cho biết, sau thời gian giá tôm sú và thẻ chân trắng các loại giảm mạnh từ đầu tháng 3/2015, với giá dao động khoảng 72.000 - 85.000 đồng/kg, thì hiện nay, giá tôm bắt đầu tăng mạnh trở lại, trong đó, giá tôm trong tuần đầu tháng 6 tăng 10.000 - 15.000 đồng/kg; trong tuần thứ 2 tiếp tục tăng thêm 3.000 - 5.000 đồng/kg.
Hiện giá tôm sú loại 40 con/kg được thương lái đến tận ao mua giá 180.000 - 200.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá 210.000 - 230.000 đồng/kg. Đối với tôm thẻ chân trắng loại 60 con/kg được thương lái mua giá 106.000 - 114.000 đồng/kg, loại 100 con/kg có giá 86.000 - 90.000 đồng/kg.
Theo ông Danh, giá tôm tăng là do các doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu đẩy mạnh thu mua tôm nguyên liệu, để đáp ứng các đơn hàng của đối tác. Hiện nay, mặc dù các vùng nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh trong tỉnh và các tỉnh lận cận bắt đầu thu hoạch, nhưng sản lượng ít do ảnh hưởng của dịch bệnh, thời tiết trong những tháng đầu năm đã góp phần làm cho giá tôm sú, thẻ chân trắng các loại tăng cao.
Ông Nguyễn Quang Thuận, nông dân nuôi tôm ở xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông cho hay, giá thành nuôi tôm sú đang ở mức 110.000 đồng/kg, còn thẻ chân trắng khoảng 70.000 đồng/kg; năng suất tôm sú bình quân khoảng 5 tấn/ha sau 3,5 - 4 tháng nuôi, thẻ chân trắng gần 10 tấn/ha sau 2,5 - 3 tháng nuôi. Với giá tôm này, nông dân có tôm thu hoạch có thể đạt lợi nhuận 350 - 500 triệu đồng/ha đối với tôm sú và 160 - 450 triệu đồng/ha đối với thẻ chân trắng.
Ông Thuận chia sẻ: "Với giá tôm hiện nay thì người nuôi có lợi nhuận tương đối cao, có thể giúp bà con nuôi tôm mạnh dạn đầu tư tái sản xuất, nên nông dân phấn khởi trở lại sau khoảng 3 tháng liên tục giá tôm giảm và ở mức thấp. Tuy nhiên, nuôi tôm rủi ro rất cao do dịch bệnh, nên bà con cần thực hiện đúng quy trình nuôi, đầu tư cơ sở hạ tầng, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, mới hạn chế được dịch bệnh, đạt sản lượng cao".
Từ cuối tháng 5/2015 đến nay, thời tiết đã dịu mát, rất thích hợp để nông dân thả tôm giống cho vụ nuôi mới. Theo số liệu thống kê của Chi cục Thủy sản tỉnh, trong nửa đầu tháng 6/2015, diện tích tôm sú và thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh được thả nuôi mới hơn 150 ha, nâng tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của tỉnh đạt hơn 3.819 ha (trong đó có 2. 612 ha tôm sú nuôi quảng canh cải tiến, trên 379 ha tôm sú nuôi thâm canh, bán thâm canh và hơn 828 ha tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh). Đến nay, toàn tỉnh chỉ thu hoạch hơn 260 ha, với sản lượng tôm thu hoạch đạt khoảng 2.252 tấn.
Có thể bạn quan tâm
“Vương quốc” thanh long của Việt Nam ngày càng mở rộng quy mô diện tích cũng đồng thời đòi hỏi nguồn điện cung ứng tăng cao. Vì vậy để phát huy hiệu quả cho cây trồng lợi thế này, ngành điện sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư nhiều công trình điện trong năm nay.
Sau mùa trái cây vụ tết, ông Nguyễn Văn Sơn, nhà vườn trồng bưởi da xanh ở xã Long Khánh, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết, từ đầu năm 2013 đến nay, giá các loại bưởi luôn ở mức cao (nhất là bưởi da xanh), thương lái đến vườn mua bưởi da xanh loại 1 (bình quân 1,5 kg/trái) với giá 60.000 đồng/kg, loại 2 cũng lên đến 45.000 - 50.000 đồng/kg.
Nhờ dự án hỗ trợ bò sinh sản của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, 50 hộ nghèo của 5 xã đặc biệt khó khăn ở huyện vùng cao biên giới Quan Hóa (Thanh Hóa) đang dần thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Bộ NNPTNT vừa có quyết định về việc ban hành kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn vùng ĐBSCL năm 2014.
Sau thông tin chợ, siêu thị bày bán nấm không rõ xuất xứ, người tiêu dùng mới bắt đầu quay sang tìm nấm sản xuất trong nước và nhận ra: Nấm Việt quá ít ỏi trên thị trường!