Giúp Người Nuôi Tôm Tiếp Cận Với VietGAP

Chi cục Thủy sản Tiền Giang phối hợp với Chi đoàn Chi cục Thủy sản và UBND xã Tân Thạnh, huyện Tân Phú Đông vừa tổ chức lớp tập huấn về Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP), có 60 bà con nuôi tôm dự.
Theo Chi cục Thủy sản, trong giai đoạn 2000 - 2010, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh phát triển nóng, trong khi cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, trình độ kỹ thuật của người nuôi tôm không theo kịp đã dẫn đến hậu quả là ô nhiễm môi trường, bệnh dịch ngày càng cao, rủi ro trong nuôi tôm ngày càng lớn. Mặt khác, các nước nhập khẩu thủy sản Việt Nam cũng như người tiêu dùng trong nước ngày càng đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm, việc sản xuất phải có trách nhiệm đối với môi trường, xã hội và truy xuất được nguồn gốc. Do đó, để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, sự ra đời của VietGAP là hết sức cần thiết.
Quy phạm VietGAP trong nuôi trồng thủy sản bao gồm 5 phần với 68 tiêu chí cần phải đáp ứng nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Trọng tâm của VietGAP là kiểm soát quá trình nuôi thương phẩm và các yếu tố đầu vào.
Áp dụng VietGAP trong nuôi tôm là một mô hình sản xuất mới, được triển khai tới bà con nuôi tôm trên địa bàn tỉnh với mục đích giúp bà con tiếp cận dần với VietGAP và tiến tới áp dụng đại trà. Sản xuất theo VietGAP sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững ổn định về sản lượng, kinh tế, xã hội, môi trường; từ đó thể hiện thương hiệu quốc gia. Bên cạnh đó, áp dụng VietGAP sẽ làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay chuyển sang sản xuất hàng hóa theo nhu cầu thị trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng,...
Theo một số bà con, việc áp dụng VietGAP trong điều kiện sản xuất hiện nay là khó khăn, bởi trình độ người nuôi tôm còn hạn chế, cơ sở hạ tầng cơ sở nuôi chưa đảm bảo trong khi VietGAP đòi hỏi phải có nhiều chương trình quản lý, hồ sơ, biểu mẫu ghi chép... Do đó, để áp dụng được VietGAP đại trà trong nuôi thủy sản, cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ cơ quan chức năng, nhất là cần phải có sự khác biệt về giá cả giữa sản phẩm VietGAP với sản phẩm sản xuất theo kiểu truyền thống để người nuôi tôm có động lực áp dụng.
Related news

Để giúp người chăn nuôi nắm vững vấn đề này, phóng viên Báo Đồng Nai có cuộc trao đổi với Phó giáo sư - tiến sĩ LÊ VĂN NĂM, Phó chủ tịch Hiệp hội sản xuất - kinh doanh thuốc thú y Việt Nam kiêm Phó ban khoa học Hiệp hội gia cầm Việt Nam

Nuôi cua không khó, chi phí thấp, chỉ cần đầu tư cho con giống một lần. Thức ăn chính của cua chủ yếu là cơm, bột ngô, cám, ngoài ra có thể cho ăn thêm các loại rau cỏ thái nhỏ, ốc bươu vàng

Là giống lúa có khả năng thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh khá, có thể trồng được cả vụ đông xuân và vụ mùa. Giống có khả năng đẻ nhánh khỏe. Thời gian sinh trưởng vụ đông xuân 105-107 ngày, vụ hè thu 95-100 ngày. Khả năng chống chống chịu sâu bệnh và chống đổ tốt, đặc biệt khả năng chịu rét tốt

Đến xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, hỏi nhà chú ba Xuẩn hầu như ai cũng biết. Chú là một trong những nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu nhiều năm liền của xã. Tôi may mắn có nhiều cơ hội được đến, được tiếp xúc và trao đổi với chú thông qua dự án Khuyến Nông có sự tham gia do tổ chức VVOB của Vương Quốc Bỉ tài trợ

Lần đầu tiên, Việt Nam đã xuất khẩu 100.000 tấn đường sang Trung Quốc. Trong khi đó, lượng đường nhập khẩu chính ngạch thời gian qua là 98.000 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước trên 50.800 tấn.