Giữ lại nitơ trong sữa bò, không để thất thoát theo chất thải
Hoạt động nuôi bò lấy sữa sẽ thực sự có hiệu quả khi người chăn nuôi có phương pháp quản lý tốt hàm lượng nitơ.
Đó là nhận định mới được đưa ra bởi nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Mỹ.
Nhà địa chất học J.Mark Powell (thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chăn nuôi Bò sữa, ở Madison, Mỹ) và Kỹ sư nông nghiệp Clarence Rotz (thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Thức ăn và Nước cho Động vật ăn cỏ, ở University Park, Mỹ) đã cùng với các cộng tác viên người Ôxtrâylia đo hàm lượng nitơ có trong sữa của bò nuôi tại Mỹ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Lượng nitơ có trong thức ăn sẽ được chuyển tới sữa và chất thải.
Chất thải của bò sữa lại là nguồn dinh dưỡng cho cỏ và thực vật (là thức ăn của bò).
Tuy nhiên, chỉ 20% đến 35% lượng nitơ có trong thức ăn của bò sữa được giữ lại trong sữa, phần lớn lượng nitơ còn lại (16% đến 77%) bị thất thoát ra ngoài theo phân và nước tiểu.
Tỷ lệ thất thoát hàm lượng nitơ đã khiến các nhà chăn nuôi bò sữa giật mình, vì thế họ sẽ có ý thức hơn trong việc quản lý nitơ, nhất là khi chi phí sản xuất đang “leo thang”.
Để quản lý việc chăn nuôi bò sữa có hiệu quả, nhóm nghiên cứu đã xây dựng mô hình tương quan giữa lượng bò thả và diện tích thả nuôi; lượng phân bò và lượng phân hoá học (nếu phân bò nhiều thì cần giảm lượng phân hoá học sử dụng trong việc trồng cỏ)… Từ đó, dễ dàng tính được lợi nhuận chăn nuôi và có được phương pháp tránh thất thoát nitơ.
Có thể bạn quan tâm
Bị cước chân và bị lạnh dẫn đến chết và giảm thân nhiệt là những nguyên nhân phổ biến của những trường hợp chết ở con vật nhỏ do trời lạnh. TS. W Dee Whittier – Bác sỹ thú y Đại học Virginia xem xét cách làm thế nào, với biện pháp quản lý thích hợp để tránh được những thiệt hại này.
Các nhà khoa học Mỹ cho biết họ vừa chế tạo thành công mô hình điều khiển lượng vitamin D ở bò nhằm xác định mức độ nào là tốt nhất cho quá trình phát triển và sức khỏe của bò.