Bê con và bệnh cảm lạnh - Phần 1
Bị cước chân là hiện tượng gây đau đối với các bộ phận trên cơ thể xảy ra khi các bộ phận này bị lạnh.
Các bàn chân là vị trí phải chịu nhiều nhất.
Tai và đuôi bị lạnh dẫn đến những thay đổi vẻ bề ngoài của bò nhưng không ảnh hưởng nhiều đến năng suất của chúng.
Chân bị lạnh thường làm bê con bị giết hoặc sẽ chết.
Đôi khi vú của bò đẻ bị lạnh sẽ gây bệnh viêm vú và thường giảm sản lượng sữa ít nhất là ¼ lượng sữa.
Bê con mới sinh thường gặp nguy hiểm nhất vì người chúng chưa khô và chúng có diện tích thân lớn liên quan đến tổng khối lượng cơ thể.
Bê con không có đủ khả năng duy trì nhiệt độ trong vài giờ đầu sau khi sinh.
Bê con mới sinh có hệ thống tuần hoàn máu chậm để có khả năng đáp ứng được với những biến đổi của thời tiết lạnh hơn so với những con vật trưởng thành.
Tình hình thời tiết có ảnh hưởng lớn đến nguy cơ bị cước chân và giảm thân nhiệt, ở mức trên và vượt qua nền nhiệt độ thấp.
Gió thường là yếu tố lớn nhất.
Sự ảnh hưởng của gió thường được nói đến là gió lạnh và cho biết cách con vật sống ‘cảm nhận nhiệt độ’.
Gió lạnh là khi trời lạnh có gió thổi làm cho không khí lạnh hơn vài độ so với thực tế.
Độ ẩm có ảnh hưởng lớn đến bệnh cảm lạnh cũng vì không khí ẩm có thể làm mất nhiều hơi ấm của con vật.
Bê con bị lạnh không thể duy trì nhiệt độ cơ thể đủ cao để giúp cơ thể hoạt động.
Bê con mới sinh có mô cơ thể đặc biệt được gọi là “khối mô mỡ” giúp chúng đối phó với nhiệt độ lạnh.
Trong suốt mùa lạnh chất béo này bị vỡ ra và tạo hơi nóng giúp bê con được ấm hơn.
Tuy nhiên, thời tiết lạnh có thể đánh bại bộ máy bảo vệ và bê con bị chết.
Lượng sữa đầu ăn vào (colotrum) và hoạt động cơ thể giúp bê con duy trì và tạo hơi ấm mà chúng cần cho quá trình vận động bình thường của cơ thể.
Những con mẹ chu đáo hay liếm láp bê con mới sinh và khuyến khích hoạt động này và cho ăn sữa colostrum.
Những con mẹ thiếu kinh nghiệm và ít quan tâm đến con có thể để bê con bị lạnh đến mức chúng trở nên chậm chạp và thân nhiệt cao.
Có thể bạn quan tâm
Các nhà khoa học Mỹ mới đây đã phát hiện ra loại gene giúp bò chống bệnh tật tốt hơn, cho chất lượng thịt và sữa cao hơn và sản lượng cũng nhiều hơn.
Sarah Fields và TS. George Perry-Đại học khoa học và động vật bang Nam Dakota nói rằng việc mất phôi thai là tổn thất kinh tế lớn nhất trong ngành chăn nuôi bò cái/bê, ảnh hưởng đến số lượng bò cái chửa có đẻ và tỷ lệ bê cai sữa.
Thời tiết mùa đông lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, trâu bò phải làm việc ngâm chân lâu trong nước lạnh.