Giống Thanh Long Ruột Đỏ Khan Hiếm Ở Tiền Giang
Do nhu cầu tiêu thụ trên thị trường và giá bán trái cao nên thanh long ruột đỏ đang được nhà vườn đầu tư phát triển làm nhánh giống trở nên khan hiếm. Nhánh thanh long giống ruột đỏ nhà vườn bán với giá từ 3.000 - 4.000 đồng/nhánh có kích thước từ 30 - 40 cm. Thương lái mua trái tại nhà vườn với giá từ 23.000 - 24.000 đồng/kg, vào thời điểm hút hàng, giá cao nhất là 52.000 đồng/kg.
Thanh long ruột đỏ có tên khoa học là Hylocereus polyrhizus, xuất xứ từ Colombia, được Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam nghiên cứu với tên là H14. Thanh long ruột đỏ có vỏ cứng, màu đỏ đậm tươi sáng; bên trong ngoài màu đỏ thắm như son, hạt đen; có giá trị dinh dưỡng cao với chất Lycopene, là một chất chống ôxy hóa thiên nhiên, có thể chống ung thư, bệnh tim và làm giảm huyết áp. Thanh long ruột đỏ hiện đã được nhập khẩu vào Hoa Kỳ và là sản phẩm được chứng nhận Global GAP..., được các đối tác Mỹ, Nhật, Châu Âu tin dùng. Tuy nhiên, tính cả diện tích thanh long ruột đỏ đang được trồng ở Bình Thuận, Tiền Giang và Long An thì tổng diện tích chưa tới một ngàn ha.
Có thể bạn quan tâm
Sau khi tham quan và nhận thấy cách nuôi thủy sản trong ruộng lúa ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đạt hiệu quả cao, ông Trần Thành Đại (ở thôn Kiên Long, xã Bình Thành, tỉnh Bình Định) đã xây dựng một mô hình nuôi lươn, cá rô đồng trên diện tích gần 3 sào ruộng lúa.
Thời tiết thay đổi bất thường, vùng nuôi ô nhiễm, con giống kém chất lượng… là nguyên nhân chính gây nên bệnh đốm trắng trên tôm nuôi. Khi ao nuôi xuất hiện dịch bệnh này, người nuôi cần có phương án xử lý thích hợp để tiêu diệt mầm bệnh, tránh lây lan.
Ngày 04/11/2015 Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang đã tổ chức cuộc tham quan - hội thảo mô hình nuôi ếch thương phẩm an toàn sinh học tại xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy cho hơn 50 nông dân thuộc 8 xã tham dự.
Liên tiếp trong những ngày vừa qua, ngư dân ven đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) đã có nguồn thu nhập đáng kể nhờ khai thác được một sản lượng tôm tít (có nơi còn gọi là tôm bàn chải) khá lớn.
Nếu giai đoạn năm 2010 - 2011 được xem là thời kỳ “hoàng kim” của vùng chuyên canh tôm càng xanh huyện Tam Nông (Đồng Tháp) thì năm 2015 được đánh giá là giai đoạn khó khăn đối với người nuôi tôm càng xanh.