Giống Táo Mới Cho Thu Hoạch Cao Gấp 3 Lần
Sáng 14-1, tại UBND phường Tích Lương, Trạm Khuyến nông TP Thái Nguyên phối hợp với UBND các xã, phường trên địa bàn tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả mô hình trồng táo Đài Loan, Bắc Giang 1 (BG1).
Đây là mô hình được Trạm Khuyến nông Thành phố triển khai thực hiện từ năm 2013 đến nay trên địa bàn 5 xã: Cao Ngạn, Quyết Thắng, Đồng Bẩm, Thịnh Đức, Lương Sơn và 2 phường: Quang Vinh, Tích Lương với 30 hộ tham gia, trên diện tích 10ha. Các hộ tham gia được hỗ trợ theo cơ chế 40% giá vật tư phân bón, 60% giá giống theo qui trình kỹ thuật.
Kết quả cho thấy, táo Đài Loan BG1 có tỷ lệ sống cao, hoa nhiều, quả to, đều, chất lượng quả ngọt, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất đạt 1 đến 1,2tấn/sào, cao gấp ba lần so với giống táo Thiện Phiến, H12.
Theo đánh giá của bà con nông dân, đây là giống táo phù hợp với đồng đất của địa phương, có khả năng cho quả ngay từ năm đầu. So với các giống táo khác, táo Đài Loan BG1 chín muộn hơn và cho thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán nên có giá trị kinh tế cao hơn. Đa số người trồng mong muốn tiếp tục được tạo điều kiện để mở rộng diện tích trong các vụ tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm
Cùng với nhiều sản vật đặc trưng khác, cam sành Hà Giang đã trở nên nổi tiếng trong cả nước, góp phần không nhỏ trong việc tạo thu nhập cho người dân. Theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, đến năm 2015 diện tích cây cam, quýt toàn tỉnh đạt 5.000 ha.
Trồng rau vụ Đông không còn là khái niệm mới ở xã Sảng Tủng, theo cán bộ khuyến nông xã, Hầu Mí Co cho biết: Qua mấy năm trồng rau vụ Đông cho thu nhập khá, bà con trong xã đã nhận thức được giá trị của cây rau vụ Đông nên ngày càng nhiều hộ tham gia trồng rau.
Để hoàn thành kế hoạch của tỉnh là cuối năm nay có 6 xã được công nhận nông thôn mới (NTM), hiện Đảng bộ, chính quyền và người dân của các xã này đang đẩy mạnh thực hiện các công việc còn lại, qua đây tạo phong trào thi đua sôi nổi trước khi về đích NTM ở các địa phương.
Giá mía giảm, tình hình tiêu thụ khó khăn, không ít nông dân lâm vào cảnh nợ nần, nhiều nơi mía đã trổ cờ do quá ngày thu hoạch,... Đó là những khó khăn mà người trồng mía trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Phụng Hiệp nói riêng phải gánh chịu và đang cần sự giúp đỡ từ các ngành chức năng.
Sau hơn 2 tháng triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP, các cấp ngành và địa phương liên quan trong tỉnh đang tích cực vào cuộc nhằm hiện thực hóa những con tàu vỏ thép cho ngư dân. Tuy nhiên hậu cần nghề cá để đội tàu xa bờ vươn khơi hiệu quả còn tồn tại nhiều hạn chế cần kịp thời tháo gỡ.