Trang chủ / /

Giống Ngô Nếp Lai MX6

Giống Ngô Nếp Lai MX6
Ngày đăng: 07/03/2012

Giống MX6 thích ứng rộng, có thể gieo trồng quanh năm, được đông đảo nông dân tin dùng. MX6 đã được Bộ NN- PTNT công nhận chính thức theo quyết định số 19 /QĐ-TT/CLT ngày 07/02/2012.Sau đây chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật canh tác MX6:

 Đặc tính sinh học

- Giống MX6 dễ tính, trồng được trên nhiều chân đất khác nhau.

- Chiếu cao cây 190 - 200 cm, chống đổ ngã tốt.

- Chống chịu điều kiện thời tiết bất thuận và sâu bệnh rất tốt, nhất là khô vằn, rỉ sắt.

- Thời gian sinh trưởng: Nếu thu bắp tươi thì thu sau phun râu 18- 20 ngày (62- 65 ngày sau gieo), nếu thu bắp khô thì thu hoạch 90- 95 ngày sau gieo.

- Sinh trưởng mạnh, độ đồng đều cây và bắp cao, tỉ lệ bắp loại 1 đạt trên 90%.

- Tiềm năng năng suất cao từ 18- 20 tấn/ha bắp tươi cả lá bi.

- Dạng bắp hơi nù, hạt trắng sữa, mềm, dẻo, ngọt, mùi thơm đặc trưng, ăn tươi ngon kể cả luộc, nướng hoặc chiên.

Năng suất, chất lượng

Số liệu báo cáo SX của các địa phương cho thấy năng suất bắp tươi và hạt khô của MX6 đều cao hơn so với đối chứng nếp Nù và một số giống ngô nếp khác cùng chủng loại cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

Tại miền Bắc giống MX6 có năng suất trái tươi 8,97 tấn/ha, cao hơn so với giống đối chứng là 5,1%.

Tại miền Trung giống MX6 có năng suất hạt khô trung bình đạt 5,13 tấn/ha, vượt hơn đối chứng nếp Nù là 33,9%.

Tại miền Nam năng suất trái tươi lột vỏ trung bình của giống MX6 đạt 7,0 tấn/ha và 8,03 tấn/ha cao hơn so với giống đối chứng nếp Nù là 32,3%.

Theo đánh giá của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia, MX6 có chất lượng ăn tươi ngon, ngọt, thơm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng.

Chất lượng ăn tươi MX6 Nếp nù
Độ dẻo (1-5) 2.8 1.8
Vị ngọt (1-5) 2.8 2.0
Mùi thơm (1-5) 3.1 2.5

Kỹ thuật canh tác

MX6 có thể gieo trồng được quanh năm trên chân đất chủ động tưới tiêu nhưng cần tránh ngô trổ cờ phun râu vào các tháng quá nắng nóng hoặc rét đậm. Khoảng cách và mật độ: Hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 25 cm. Mật độ 57.000 cây/ha, lượng giống 12- 13 kg/ha, gieo chủ yếu 1 hạt/hốc; cần gieo thêm 10% số hạt bằng phương pháp làm bầu để dự phòng.

Bón cân đối các loại phân, lượng bón tùy theo độ phì của đất. Đối với phân đơn lượng phân bón cho 1 ha: Phân chuồng 5- 7 tấn hoặc 3 tấn phân hữu cơ vi sinh. Đạm 250- 270 kg, lân 450- 500 kg, kali 100- 120 kg.

+ Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng (phân vi sinh) và phân lân khi làm đất

+ Bón thúc: Lần 1 khi cây có 4- 5 lá bón 120- 130 kg đạm và 50- 60 kg kali kết hợp xới xáo phá váng và vun đá chân; Lần 2 khi cây có 8- 9 lá bón nốt số phân còn lại kết hợp vun cao. Đối với phân tổng hợp lượng bón cho 1 ha: Phân chuồng 5- 7 tấn hoặc 3 tấn phân hữu cơ vi sinh; NPK (5:10:3) lượng bón cho 1 ha 700 kg, đạm 80 kg.

+ Bón lót Bón lót toàn bộ phân chuồng hoặc phân vi sinh + 200 kg NPK

+ Thúc lần 1 giai đoạn cây 4- 5 lá: 250 kg/ha NPK (12:5:10) và 40- 50 kg đạm kết hợp làm cỏ, xới xáo và vun đá chân.

+ Thúc lần 2 giai đoạn 8- 9 lá, bón 250 kg/ha NPK (12:5:10) và 30- 40 kg đạm kết hợp vun cao chống đổ.

Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh

Giai đoạn cây con, trước và sau khi trỗ cờ cần tưới đủ ẩm, tránh ngập úng để cây phát triển mạnh, bắp to và kết hạt tốt.

Chủ động trừ cỏ bằng thuốc phòng trừ đặc hiệu Maizine 800WP hoặc Azet phun 2 lần: Khi vừa gieo xong và sau gieo 20 ngày. Thời gian sinh trưởng của bắp nếp MX6 ngắn, do đó cần bón phân đúng lúc, kết hợp tưới tiêu không để xảy ra úng ngập hoặc khô hạn. Ngô nếp MX6 cho hai bắp nên bẻ bỏ bắp phía dưới làm ngô bao tử để tập trung dinh dưỡng nuôi bắp trên.

Phòng trừ sâu đục thân, đục bắp non bằng cách rắc Basudin hoặc Furadan vào loa kèn khi ngô có 7- 8 lá. Để hạn chế bệnh khô vằn, thì giai đoạn trước trỗ cờ nên ngắt bỏ bớt là già, lá sâu bệnh, nếu mưa nhiều, ẩm độ cao cần phun thuốc Validacin hoặc Anvil. Để phòng trừ bệnh đốm lá nên phun Tilt hoặc Appencab. Để phòng ngừa bệnh bạch tạng (sọc trắng lá) nên phun phòng thuốc Ridomil hoặc Foracyl 35% định kỳ 2- 3 lần ở các giai đoạn 10, 20, 30 ngày sau gieo.

Một số lưu ý

Giống ngô nếp lai MX6 có thể trồng thuần hoặc trồng xen trong lạc để tận dụng đất đai tăng hệ số sử dụng đất và thu nhập trên một đơn vị diện tích. Khi trồng xen để ngô đóng hạt tốt cần phải đảm bảo quần thể, nghĩa là trên một luống lạc phải trồng 3 hàng ngô ở giữa và hai bên để tận dụng phấn, nhất là khi gió to.

Nên trồng cách ly không gian và thời gian với các loại ngô tẻ để đảm bảo chất lượng ăn tươi và màu sắc hạt.

Ngoài sản phẩm chính là bắp tươi thân lá có sinh khối lớn, giàu dinh dưỡng là nguồn thức ăn vô tận cho trâu bò; nhất là trong vùng dự án chăn nuôi lớn như Nghĩa Đàn (Nghệ An) của TH truemilk.Để đảm bảo an toàn cho gia súc, nếu tận dụng sản phẩm phụ sau thu hoạch làm thức ăn thì nên bón thuốc trừ sâu qua gốc hoặc phun thuốc trước khi thu hoạch từ 10 ngày trở lên (theo khuyến cáo trên bao bì).


Có thể bạn quan tâm

Giống Lúa Lai C Ưu Đa Hệ Số 1 Giống Lúa Lai C Ưu Đa Hệ Số 1

Giống C ưu đa hệ số 1 là giống chịu thâm canh, nếu chăm sóc đúng quy trình, năng suất cao nhất đạt 90-100 tạ/ha. Năng suất của giống trong vụ xuân cao hơn các giống đối chứng tại địa phương như Nhị ưu 838, D ưu 527 từ 10-15%. Vụ mùa, năng suất cao hơn giống Nhị ưu 838 từ 4,4-12,9%

29/11/2011
Dưa Leo F1 Cuc 472 Dưa Leo F1 Cuc 472

Sinh trưởng mạnh , chống chịu bệnh tốt , trồng được quanh năm , vụ ĐX và HT cho năng suất cao . Bắt đầu thu hoạch sớm , 38-39 ngày sau gieo , thời gian thu kéo dài

09/02/2011
Giống Cà Phê Chè TN1 Giống Cà Phê Chè TN1

Giống TN1 là con lai F1 giữa KH3-1 (vật liệu hoang dại được thu thập từ Ethiopia) x Catimor (giống thương mại đang được trồng phổ biến tại Việt Nam). Giống TN1 được Bộ NN-PTNT công nhận giống chính thức năm 2010.

04/01/2012
Giống Khoai Sáp MDH.01 Giống Khoai Sáp MDH.01

Giống khoai sáp MDH.01 là dòng vô tính được chọn lọc từ quần thể mẫu giống địa phương Phước Sọ - Nghệ An (dòng 95-03) trong tập đoàn 80 giống khoai sáp (khoai mùng) thu thập từ năm 1993-1995 của Trung tâm Tài nguyên Thực vật, được Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB khảo nghiệm

04/01/2012
Giống Dưa Bở Vàng Thơm Số 1 Giống Dưa Bở Vàng Thơm Số 1

Giống dưa bở Vàng thơm Số 1 do ThS. Đoàn xuân Cảnh, KS. Ngô Thị Mai, TS. Đào Xuân Thảng - Viện Cây lương thực và cây thực phẩm chọn lọc theo phương pháp chọn lọc cá thể đồng dạng từ các mẫu giống dưa bở nhập nội năm 1997. Giống dưa bở Vàng thơm số 1 đã được công nhận tạm thời theo Quyết định số 632/QĐ-TT-CLT ngày 24 tháng 12 năm 2010

30/06/2011