Giống lúa tốt cho nông dân
Đây là giống lúa do Cty CP Giống cây trồng Miền Bắc và Cty CP Giống cây trồng Thanh Hóa đồng phân phối độc quyền tại Việt Nam.
Theo ông Trịnh Thúc Luân, Giám đốc Cty CP Giống cây trồng Thanh Hóa thì Thuần Việt 1 là giống cảm ôn, thích hợp trong cơ cấu Xuân muộn – Hè thu – Mùa sớm trên chân đất vàn, vàn cao.
Giống lúa thơm Thuần Việt 1 có khả năng chịu rét tốt, chống chịu sâu bệnh tốt. Giống có kiểu hình đẹp, sinh trưởng phát triển tốt, khả năng thâm canh cao, bông to dài, số hạt trên bông nhiều, dạng hạt thon dài, vỏ trấu màu nâu.
Phẩm chất đáng quý nhất của giống lúa này là hạt gạo trong, cơm mềm, ngon hảo hạng, vị đậm có mùi thơm đặc trưng.
Giống có tiềm năng năng suất cao, ở vụ xuân năng suất trung bình đạt từ 70 - 75 tạ/ha, vụ mùa năng suất đạt từ 60 - 70 tạ/ha. Thâm canh cao đạt 80 - 82 tạ/ha.
Ông Hà Văn Tung, thôn Đủ, xã Lủng Niêm, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) phấn khởi cho biết, từ trước tới nay ông chưa thấy giống lúa thuần nào năng suất cao như Thuần Việt 1.
Giống lúa không chỉ cho năng suất, sản lượng cao mà giá bán sản phẩm cũng cao hơn so với một số sản phẩm khác. Đặc biệt, cơm ăn rất thơm, dẻo.
Cùng với Thuần Việt 1, Lam Sơn 8 cũng là sản phẩm mới do Cty CP Giống cây trồng Thanh Hóa chọn tạo bước đầu đã có mặt ở nhiều đồng đất với các điều kiện khí hậu khác nhau.
Nhận xét về tình hình sản xuất của nông dân bằng giống lúa Lam Sơn 8 tại xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa), ông Hà Quang Dũng, Giám đốc Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia cho rằng, điểm nổi trội nhất của Lam Sơn 8 chính là sức chống chịu sâu bệnh rất tốt. Cây lúa khỏe, cứng cây.
Đánh giá về năng suất của giống lúa Lam Sơn 8, ông Nguyễn Điếm, Chủ nhiệm HTXNN xã Đông Ninh cho biết ước đạt 3,5 - 3,6 tạ/sào. Nếu bán với giá lúa hiện tại, trừ đi các chi phí đầu tư, nông dân còn lãi rất khá.
Cũng theo ông Điếm, lúa Lam Sơn 8 thích hợp trong cơ cấu xuân muộn, mùa sớm. Kiểu hình đẹp, cứng cây, sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, lá đòng to, chịu thâm canh, bông to, dài và nhiều hạt. Năng suất vụ xuân 65 - 70 tạ/ha; vụ mùa 55 - 60 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt trên 75 tạ/ha. Chất lượng gạo tốt, cơm trắng mềm, vị đậm.
Đây là giống lúa có khả năng chịu rét, chống đổ tốt, kháng được bệnh đạo ôn, bạc lá. Trong khi các giống lúa bên cạnh bị nhiễm khá nặng.
Có thể bạn quan tâm
Dù phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển ở Đồng Tháp chưa lâu nhưng theo đánh giá từ các nhà chuyên môn thì nếu theo đuổi nghề, người nông dân sẽ bị “mất” nhiều hơn là “được”. Bởi đằng sau những lợi nhuận trước mắt là nhiều hệ lụy về môi trường cũng như phá vỡ cấu trúc quy hoạch vùng chuyên canh thủy sản của địa phương.
Bên cánh đồng thôn Bản Thẳm, chị Nguyễn Thị Hòa vẫn luôn tay gặt, dù biết có người đang trò chuyện với mình... Sự mải miết ấy được chị giải thích một cách ấn tượng: “Chưa năm nào gia đình tôi lại được gặt lúa chín vào thời điểm này. Lúa chín sớm quá!. Không vui, không nhanh tay gặt làm sao được!”.
Cam sành là loài cây ăn quả đặc sản của Hà Giang, cây cam sành được trồng tập trung tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Tính đến thời điểm cuối năm 2013 tổng diện tích cam sành cho thu hoạch đạt trên 11.000 ha và sản lượng ước đạt 11.500 tấn, trong đó huyện Bắc Quang có diện tích cam sành lớn nhất tỉnh.
Mạng tin "Chính sách thế giới" ngày 4/6 cho biết tình trạng ô nhiễm khủng khiếp của Trung Quốc đã được thừa nhận trong một báo cáo nghiêm túc, mà trước đây từng được xếp vào hạng "bí mật quốc gia".
So với cùng kỳ năm, do chi phí đầu tư đi biển tăng cao, nên các phương tiện khai thác gần bờ lợi nhuận giảm. Cộng thêm việc khai thác kém hiệu quả nên phần lớn hòa vốn. Các phương tiện hành nghề lưới tôm, lưới cá khoai đi trong ngày cho lãi từ 0,5 - 1 triệu đồng/ngày; nghề lưới rê cá cháy, cá chét, cá dù lãi từ 2 - 5 triệu đồng/chuyến (2 - 3 ngày)...