Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giống Lúa Nhật Bản Trổ Đòng Trên Đất Phú

Giống Lúa Nhật Bản Trổ Đòng Trên Đất Phú
Ngày đăng: 04/04/2014

Giống lúa ĐS1, Akita Komachi và Hananomai có nguồn gốc từ Nhật Bản trồng trên cánh đồng của huyện Tây Hòa, Đông Hòa và miền núi Sông Hinh. Đây là vụ đầu tiên đưa vào sản xuất mô hình lúa giống chất lượng tốt, qua đó tuyển chọn giống phù hợp để triển khai sản xuất đại trà nhằm xây dựng thương hiệu cánh đồng lúa Tuy Hòa chất lượng cao.

Thửa ruộng rộng 3.000m2 trên cánh đồng Hợp tác xã Nông nghiệp - kinh doanh dịch vụ Hòa Thành Tây, Đông Hòa (HTX Hòa Thành Tây) trồng các giống lúa Nhật Bản, từ khi lúa vừa ra lá non đến khi làm đòng lá xanh mượt. Ông Nguyễn Phước, Giám đốc HTX Hòa Thành Tây cho biết: “Vụ lúa năm nay trên các cánh đồng đều chịu chung yếu tố thời tiết bất lợi, đó là đêm lạnh, ban ngày nắng nóng nên kéo dài thời gian sinh trưởng.

Thế nhưng với giống lúa từ Nhật Bản lần đầu trồng thử nghiệm, suốt vụ, lúa không bị bệnh, lá xanh mượt, trổ đều, hạt sáng. Qua đó cho thấy, giống lúa này chịu đựng và phù hợp với yếu tố thời tiết khắc nghiệt”.

Thửa ruộng rộng 3.000m2 ở cánh đồng xã Hòa Phú (Tây Hòa) gié lúa trĩu hạt. Ông Nguyễn Văn Dũng, nông dân ở xã Hòa Phú cho hay: “Ruộng lúa nằm cạnh con đường nội đồng, ai qua lại cũng trầm trồ rằng đám lúa “đẹp” nhất đồng. Cánh đồng này thời gian qua trồng nhiều giống lúa khác nhau, từ lúa lai đến lúa thuần, nhưng giống lúa Nhật Bản này vượt trội hơn, đẻ nhiều nhánh, gié lúa dài đóng thóc dày, chiều cao cây vượt trội”.

Không chỉ ở các xã đồng bằng mà giống lúa Nhật Bản còn được trồng trên cánh đồng xã Đức Bình Tây thuộc huyện miền núi Sông Hinh. Lần đầu tiên, người dân ở đây ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sạ hàng, sạ thưa trồng giống lúa nhập từ nước ngoài vào sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn.

Ông Nguyễn Khắc Sự, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Sông Hinh cho biết, vụ đông xuân 2013-2014, Sông Hinh đưa vào sản xuất thử nghiệm 3.000m2 giống lúa từ Nhật Bản. Lúa phát triển tốt, hiện đang thời kỳ chín đỏ đuôi, năng suất ước đạt trên 80 tạ/ha.

Giống lúa này sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, được Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Hoàng Long Vina (KCN Hòa Hiệp) hỗ trợ giống, phân bón và Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm huyện hướng dẫn kỹ thuật canh tác.

Những giống lúa có nguồn gốc từ Nhật Bản đã được Viện Di truyền nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) nhập, tuyển chọn. Theo các chuyên gia ngành nông nghiệp, giống lúa Nhật Bản này có chất lượng gạo tốt, đang được thị trường thế giới ưa chuộng.

Thạc sĩ Nguyễn Đức Thắng, chuyên viên phòng Nông nghiệp (Sở NN-PTNT), cho hay: “Hạt gạo của giống lúa Nhật Bản có phẩm chất tốt nên giá cao. Hiện trên thị trường, giá lúa thường là 5.000 đồng/kg, thì giống lúa Nhật Bản đến 8.000 đồng/kg.

Vụ đông xuân tới tiếp tục khảo nghiệm, tuyển chọn giống phù hợp để triển khai sản xuất đại trà. Đây là chương trình thuộc dự án Xây dựng nhà máy chế biến sản xuất gạo xuất khẩu tại KCN Hòa Hiệp do Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Hoàng Long Vina làm chủ đầu tư”.

Theo Tiến sĩ Hoàng Kim, giảng viên Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh, vừa qua, Sở NN-PTNT phối hợp với Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra mô hình sản xuất giống lúa có nguồn gốc từ Nhật Bản tại cánh đồng huyện Đông Hòa, Tây Hòa.

Qua kiểm tra cho thấy, lúa trổ đều, năng suất ước đạt từ 75 đến 82 tạ/ha. Đây là các giống lúa đang được thị trường thế giới ưa chuộng, vì vậy thời gian đến, sau khi khảo nghiệm thành công, Sở NN-PTNT nên mở rộng diện tích.

Thông qua mô hình này, nông dân được hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật mới, xóa dần tập quán canh tác lạc hậu nhằm mang lại hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần hoàn thành tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Bằng Mô Hình Nuôi Thỏ Làm Giàu Bằng Mô Hình Nuôi Thỏ

Đang làm thợ tại một xưởng cơ khí trong xã, có thu nhập ổn định, nhưng chàng trai trẻ Nguyễn Văn Hào (27 tuổi), ở thôn Đốc Kỉnh, xã Cam Chính, (huyện Cam Lộ, Quảng Trị) quyết định bỏ việc để mở trại nuôi thỏ. Nhờ cần cù, chịu khó và quyết tâm dám nghĩ dám làm, đến nay anh Hào đã gây dựng cho mình một trang trại nuôi thỏ. Đây là một mô hình làm kinh tế khá mới mẻ và sẽ mở ra một hướng làm kinh tế mới cho người dân trong vùng...

20/01/2015
Nguồn Thu Mới Từ Rau Chế Biến Ở Sơn Động (Bắc Giang) Nguồn Thu Mới Từ Rau Chế Biến Ở Sơn Động (Bắc Giang)

Mạnh dạn đưa cây rau chế biến vào sản xuất vụ đông năm 2014, vừa qua, nông dân xã Long Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang đã thu hoạch được hơn 30 tấn dưa chuột bao tử và đang thu hoạch những lứa ngô bao tử đầu tiên. Kết quả này khẳng định hai cây trồng trên phù hợp với tập quán canh tác, điều kiện sản xuất tại địa phương, mở ra hướng sản xuất mới cho nông dân vùng cao.

20/01/2015
Thống Nhất (Đồng Nai) Giá Điều Đầu Vụ Tăng 4.000 Đồng/kg Thống Nhất (Đồng Nai) Giá Điều Đầu Vụ Tăng 4.000 Đồng/kg

Các hộ trồng điều trên địa bàn huyện Thống Nhất (Đồng Nai) vừa cho biết, hiện giá điều đầu vụ đạt 26.500 đồng/kg, tức tăng 4.000 đồng so với thời điểm năm ngoái.

20/01/2015
Phú Tân (An Giang) Trồng Rau An Toàn Nông Dân Có Lợi Gần 12 Triệu Đồng/1.000m2 Phú Tân (An Giang) Trồng Rau An Toàn Nông Dân Có Lợi Gần 12 Triệu Đồng/1.000m2

Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện cho biết, năm 2014 sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển với nhiều thành tựu. Kết quả uớc giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 2.041 tỷ đồng, tăng 0,17% so kế hoạch; trong đó trồng trọt đạt 834,055 tỷ đồng, chăn nuôi ước đạt 202,044 tỷ đồng, thuỷ sản ước đạt 304,800 tỷ đồng.

20/01/2015
Dự Án Nâng Cao Năng Suất Và Chất Lượng Kiệu Phù Mỹ Hiệu Quả Về Nhiều Mặt Dự Án Nâng Cao Năng Suất Và Chất Lượng Kiệu Phù Mỹ Hiệu Quả Về Nhiều Mặt

Dự án do Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Bình Định và Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ phối hợp thực hiện, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng kiệu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị canh tác, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và nâng cao trình độ thâm canh cây kiệu cho nông dân trồng kiệu ở huyện Phù Mỹ.

20/01/2015