Giống Đậu Xanh Cao Sản ĐX 208
Tình hình thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt là tình trạng khô hạn đã tác động nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp mà lúa là cây trồng chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Trong những năm gần đây, tình trạng khô hạn kéo dài, thiếu nước tưới cho sản xuất đã trở thành nỗi lo của người nông dân ở nhiều địa phương trên địa bàn thành phố.
Nhiều diện tích lúa người nông dân không thể gieo sạ được do không có nước khi gặp khô hạn, hoặc nếu có thì nguồn nước cũng không đảm bảo suốt vụ (đặc biệt trong vụ Hè Thu) khiến năng suất bấp bênh, sản lượng không đảm bảo. Do vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp là việc làm cần thiết đã được các cơ quan chức năng quan tâm để tìm ra hướng đảm bảo sản xuất cho nông dân.
Vụ Hè Thu 2011, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng đã triển khai thực hiện mô hình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng tại một số vùng trồng lúa bấp bênh sang trồng đậu xanh cao sản.
Cây đậu xanh là cây trồng thích hợp với nhiều loại chân đất, có thời gian sinh trưởng ngắn, ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện ngoại cảnh và trồng được nhiều vụ trong năm, cho năng suất cao. Do đó đối với những vùng sản xuất lúa vụ Hè Thu bấp bênh chuyển đổi sang cây đậu xanh sẽ phù hợp hơn và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa, tạo điều kiện cho người dân yên tâm sản xuất.
Ngoài ra, cây đậu xanh còn có tác dụng cải tạo đất rất tốt. Đất sau khi trồng đậu xanh sẽ tơi xốp, phì nhiêu, thuận lợi để trồng các loại cây trồng khác và cây lúa ở vụ sau.
Hai địa điểm có diện tích đất sản xuất lúa bấp bênh trong vụ Hè Thu được chọn để triển khai mô hình là xã Hòa Nhơn-huyện Hòa Vang và phường Hòa Quý-quận Ngũ Hành Sơn với diện tích 2ha. Số hộ nông dân tham gia mô hình gồm 40 hộ, các hộ nông dân tham gia đã được được tập huấn kỹ thuật canh tác,phòng trừ sâu bệnh hại và hỗ trợ vật tư ban đầu để sản xuất.
Thông qua việc triển khai mô hình chuyển đổi trồng cây đậu xanh cao sản trên đất trồng lúa kém hiệu quả sẽ trang bị cho nông dân kiến thức canh tác về cây đậu xanh trên vùng đất khô hạn. Hy vọng đây sẽ là cây trồng phù hợp với điều kiện canh tác của nhiều địa phương nhằm phần nào khắc phục tình trạng thiếu nước cho đất trồng lúa và đảm bảo thu nhập cho người nông dân./.
Có thể bạn quan tâm
Đây là 2 trong số nhiều giống đậu tương rau có nguồn gốc từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau châu Á (Đài Loan) được Viện Nghiên cứu Rau quả nhập nội và trồng thử nghiệm thành công ở nhiều thời vụ khác nhau, trên nhiều loại đất khác nhau ở một số tỉnh như: Hà Tây, Hà Nội, Nghệ An, Thái Bình, Nam Định và Hải Phòng từ năm 1997 đến nay.
TS. Trương Công Tuyện, tác giả giống khoai tây Eben và hiện là chủ nhiệm dự án sản xuất thử nghiệm "Hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất giống và kỹ thuật thâm canh giống khoai tây thương phẩm Eben phục vụ chế biến", cho biết: Đây là giống khoai tây dùng cho chế biến có nguồn gốc từ Philippine, được nhập nội vào Australia rồi đưa vào Việt Nam năm 2000.
Giống ROC22 có nguồn gốc từ Viện nghiên cứu mía đường Đài Loan, do Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia nhập nội và đưa vào mạng lưới khảo nghiệm Quốc gia vùng Nam Trung bộ từ 1999-2004, đã được Bộ NN-PTNT cho phép sản xuất thử từ năm 2004. Giống ROC22 đã được sản xuất thử từ năm 2005-2009 tại Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Thanh Hóa trên diện tích từ 250-300 ha mỗi năm.
Ngày 14 - 4, Ban Quản lý Dự án Xây dựng, chuyển giao hệ thống canh tác thích hợp xóa đói giảm nghèo thôn Đá Hang và Cầu Gãy tổ chức Hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả mô hình giống lúa lai tại thôn Đá Hang, xã Vĩnh Hải (Ninh Hải). Hàng chục hộ nông dân là đồng bào dân tộc Raglai ở địa phương đến dự.
BG1 và BG6 là 2 bộ giống lúa thuần mới do Công ty cổ phần Giống cây trồng Bắc Giang chọn tạo, đã được áp dụng thí điểm từ 2 năm nay tại một số địa phương tỉnh ta. Qua mô hình sản xuất tại xã Minh Thanh (Sơn Dương) cho thấy, các loại giống này có đặc tính cảm ôn, gieo cấy được cả 2 vụ trong năm, khả năng chịu bệnh tốt, đặc biệt là năng suất cao hơn so với các giống cũ..