GIEO ƯƠM GIỐNG ỚT
Trồng ớt không khó, nhưng để giảm bớt công sức, chi phí để tăng thêm lợi nhuận thì không phải ai cũng dễ làm được. Thực tế cho thấy nhiều chủ ruộng (nhất là những người mới vào nghề) còn tỏ ra khá lúng túng ở một số khâu kỹ thuật, trong đó có khâu sản xuất cây giống. Do chưa có kinh nghiệm, nhiều người đã gieo hạt giống lên trên luống đất sau đó nhổ cây con đem trồng, làm vậy cây ớt giống rất dễ bị đứt rễ, khi đem trồng cây sẽ bị mất sức, phải tốn khá nhiều công chăm sóc sau đó cây mới hồi phục lại được.
Để khắc phục tình trạng này, xin mách bà con kinh nghiệm của một số người trồng ớt ở đồng bằng sông Cửu Long đã gieo ươm cây ớt giống trong bầu đất rất hiệu quả. Cách làm của họ như sau:
- Dùng lá chuối, lá dừa hay dừa nước, lá mía... cuộn lại rồi dùng cây tăm tre cắm ghim lại thành một cái ống thủng ở hai đầu để làm vỏ bầu, sau đó nhồi chất liệu làm bầu vào bên trong những vỏ bầu này. Cũng có thể dùng bao ni lông loại nhỏ (cỡ 6 x 8cm) có đục lỗ thoát nước ở dưới làm vỏ bầu.
Chất liệu làm bầu: Dùng 2 phần đất bột tơi xốp trộn đều với 2 phần phân chuồng đã ủ mục và 1 phần tro trấu, sau đó cho thêm một ít phân lân, một ít thuốc trừ nấm bệnh, kiến, dế...như Basudin, Padan, Gà nòi, Zineb, Banlate... tất cả những chất liệu trên được trộn đều với nhau tưới nước cho hơi ẩm rồi nhồi và trong các vỏ bầu đã được làm sẵn.
Gieo mỗi bầu 2 hạt giống (để sau này chọn lấy một cây tốt), xếp gọn bầu vào một khu vực, phía trên rải một lớp mỏng rơm rạ để khi tưới nước không làm hạt bị trôi, văng đi mất. Nhớ phải gieo thêm khoảng 5% so với kế hoạch để sau này có cây để trồng dặm vào những chỗ cây bị sâu cắn phá hoặc bị bệnh chết.
- Muốn hạt nẩy mầm tốt, trước khi gieo nên xử lý hạt bằng cách ngâm hạt vào trong nước muối pha loãng với nồng độ 0,1% (tức là cứ mỗi lít nước pha vào 1 gram muối), vớt bỏ những hạt bị lép lửng nổi lên trên, số còn lại ngâm trong nước nóng 50 độ C khoảng 7 tiếng đồng hồ. Sau đó, với hạt ra đãi sạch, để ráo nước, rồi bọc lại trong một khăng vải, ủ cho đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo. Sau khi gieo, tưới đủ ẩm cho cây và thường xuyên kiểm tra bắt diệt kiến, dế.
Nhớ là luống ươm bầu giống phải có đủ ánh nắng, nếu không cây giống sẽ yếu ớt, khi trồng ra ruộng, gặp nắng cây giống sẽ bị ảnh hưởng ở giai đoạn đầu. Chăm sóc chu đáo, khi cây giống có được 4-5 lá thì đưa bầu giống trồng ra ruộng sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Ớt cay chứa nhiều chất capsaicine có tác dụng gây cay, kích thích ngon miệng và thúc đẩy nhanh quá trình tiêu hoá. Vì vậy, ớt cay đã trở thành cây gia vị được nhiều người ưa chuộng.
Ớt ngọt thường được sử dụng khi quả còn xanh, nếu quả đã chuyển màu đỏ thì sẽ giảm giá trị thương phẩm. Xác định thời gian thu hoạch đối với ớt ngọt rất quan trọng, vì thu quá non thì thịt quả mỏng, không ngon và làm giảm năng suất, thu già cũng kém chất lượng và không phù hợp với thị hiếu khách hàng
Bệnh thường làm lá đọt nhỏ, xoắn lại, lá không phát triển, lóng ngắn, cây trở nên giòn dễ gãy. Bệnh nặng cây còi cọc, hoa bị vàng nhỏ và rụng, cây rất ít trái, trái nhỏ và vặn vẹo. Cuối cùng cây có thể bị chết
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá bánh tẻ đến lá già. Vết bệnh lúc đầu nhỏ có màu xanh đậm, sau đó vết bệnh lớn dần vết bệnh có màu trắng, viền màu nâu đậm. Bệnh nặng làm cho lá rụng sớm, giảm năng suất, trái nhỏ. Bệnh ít hoặc không tấn công trên trái
Qua 2 năm trồng thử nghiệm và tuyển chọn từ các giống ớt cay nhập nội, mới đây Cty TNHH Hạt giống Trang Nông đã đưa vào sản xuất đại trà một số giống ớt cay mới có tên là TN 018 và TN 026. Đây là 2 giống ớt lai F1 có nguồn gốc từ Hàn Quốc cho năng suất cao, chất lượng tốt, đặc biệt là có độ cay nhẹ phù hợp cho ăn tươi và xuất khẩu dưới dạng ớt tươi muối nguyên quả, ớt giầm dấm đóng lọ, đóng hộp, tương ớt. Cả 2 giống TN 018 và TN 026 đều sinh trưởng khỏe, có khả năng phân nhánh mạnh, cây cao trung bình 1,2-1,3m, tán lá màu xanh đậm.