Gieo Giống Tốt, Gặt Mùa Vui
Trong một cuộc Hội thảo về giống cây trồng, vật nuôi được tổ chức tại TP Quy Nhơn, lãnh đạo Bộ NN-PTNT đánh giá Bình Ðịnh là một trong những địa phương làm tốt khâu giống. Ðây là một trong những yếu tố quan trọng, giúp Bình Ðịnh phát triển sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao.
Ngành Nông nghiệp tỉnh phối hợp với Công ty Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang sản xuất khảo nghiệm giống lúa lai Đắc Ưu 11.
Từ lâu, tỉnh ta xác định giống là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu cấu thành năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Trong tình hình biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, thiên tai, hạn hán, bão lũ xảy ra bất thường, khâu giống càng được tỉnh ta xem trọng hơn.
Bằng chứng là năm 1999, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 1686/QĐ-UBND phê duyệt đề án nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và quản lý giống cây trồng giai đoạn 1999-2005; tiếp đến là Quyết định số 43/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ phát triển giống cây trồng giai đoạn 2010-2015 và sau đó là hàng loạt chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, giống cây, con, vốn vay... được ban hành, khuyến khích nông dân đưa các giống cây con mới vào sản xuất. Nhiều đơn vị được trang bị cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu, chọn lọc, sản xuất khảo nghiệm các loại giống cây trồng, vật nuôi.
Đến nay, tỉnh ta đã có trong tay cơ cấu giống cây trồng đa dạng và chất lượng cao. Trong đó, riêng đối với cây lúa đã có 45 giống (lúa thuần 28 giống, lúa lai 17 giống), phù hợp với nhiều chân đất, đáp ứng nhu cầu sản xuất cho tất cả các vụ trong năm. Các giống lúa thuần mới, như: VTNA2, Hoa ưu 109, TBR1, Q5, TBR36 đạt năng suất trên 70 tạ/ha; giống lúa lai: Sut 89, HYT 108, BIO 404, Xuyên Hương 178, XT 16 cho năng suất 80 tạ/ha nhanh chóng được nông dân sản xuất đại trà. Các giống mới của nhiều loại cây trồng cạn chủ lực, như: Đậu phụng Mỏ két; bắp giống VN 8960; mía giống K88-92 và K84-200; mì giống KM 94, KM 140, KM 98 có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt cũng đã được nông dân tin dùng.
Trên lĩnh vực chăn nuôi, tỉnh ta cũng đã đầu tư mua các giống bò lai, heo giống ngoại Landrace, Yorkshire, Pidu, Pitren và các giống: dê, thỏ, heo, gia cầm... có nguồn gốc từ Úc, Mỹ, New Zealand, Thái Lan, Hungari, Ai Cập để chuyển giao cho nông dân, nhờ đó, hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi tăng rõ rệt.
Lựa chọn các loại cây trồng phù hợp; giống tốt; bố trí mùa vụ hợp lý; áp dụng phương pháp canh tác xen canh, luân canh; đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất, nông dân tỉnh ta đã hình thành được những cánh đồng cho thu nhập cao, tạo ra sản lượng hàng hóa lớn. Ông Phạm Trường Quy, ở thôn Tân Thanh, xã Cát Hải (Phù Cát) bộc bạch: “Cũng có bấy nhiêu ruộng đất, nhưng trước đây có ai dám nghĩ đến chuyện làm ra 50 triệu đồng/ha. Nay, một sào đất ở vùng này chí ít cũng phải cho thu nhập từ 3-4 triệu đồng/năm!
Riêng tôi, từ 6 sào ruộng sản xuất lúa gieo khô mỗi năm sản xuất 1 vụ năng suất thấp, tôi đã chuyển sang sản xuất đậu phụng và hành, với các loại giống mới cho năng suất cao, mỗi năm 3-4 vụ, áp dụng biện pháp đầu tư chăm sóc thâm canh, mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng. Nhờ vậy, gia đình tôi không chỉ đủ ăn mà còn có tích lũy được vốn để sắm ghe đánh bắt tôm hùm giống, mỗi năm thu về thêm hàng chục triệu đồng nữa”. Trường hợp như ông Quy ở xã Cát Hải hiện không phải là hiếm.
Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT, cho biết: Tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh năm 2013 ước đạt 160.413 ha, trong đó diện tích lúa cả 3 vụ là 102.547 ha, năng suất bình quân ước đạt 59,2 tạ/ha, cao nhất từ trước đến nay. Đáng chú ý là thực hiện chủ trương chuyển đổi từ cây lúa sang các loại cây trồng cạn năm nay cao và hiệu quả hơn so với năm trước. Lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực. Nhờ vậy, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trong năm 2013 của tỉnh ta đạt trên 5.787 tỉ đồng, tăng 3% so với năm 2012. Thành quả này đến từ nhiều yếu tố, trong đó có việc sử dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi mới, cho năng suất cao, chất lượng tốt.
Bình Ðịnh là một trong những địa phương làm tốt khâu giống. Ðây là một trong những yếu tố quan trọng, giúp Bình Ðịnh phát triển sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao...
Có thể bạn quan tâm
Con đường dẫn vào Cù lao Bạch Đằng, một xã nông thôn mới của tỉnh Bình Dương nằm giữa sông Đồng Nai nối với bến bờ TX.Tân Uyên bằng cây cầu bê tông dịp tết này vui như hội. Trên con đường nhựa chạy vòng quanh xã cù lao với bốn bề sông nước bao bọc, đập vào mắt chúng tôi nào là điện, đường, trường, trạm…; đó đây nhà xây, nhà tường đỏ au mái ngói mọc lên ngày càng nhiều.
Nhiều năm qua, gần Tết Nguyên đán, các thương lái từ TP Hà Nội đưa xe tải vào thu mua. Nhiều diện tích bưởi đã được các thương lái mua hết cách đây vài tháng. Với những gia đình để bưởi đến thời điểm này mới bán, giá bưởi đạt từ 30.000 đến 35.000 đồng/quả. Trung bình mỗi cây bưởi cho thu hoạch khoảng 80 quả, thu nhập trên dưới 40 triệu đồng/sào, tương đương 800 triệu đồng/ha.
Về kế hoạch năm 2015, Tổng giám đốc Unifarm Phạm Quốc Liêm chia sẻ, với nền tảng thị trường trong nước và xuất khẩu được công ty mở rộng trong năm 2014, định hướng năm 2015 Unifarm sẽ tiếp tục tập trung tăng diện tích trồng dưa, chuối… để đáp ứng nhu cầu của thị trường mà công ty đã mở rộng.
Hưởng ứng chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông dân huyện cù lao Chợ Mới, tỉnh An Giang đã chuyển đổi hơn 2.000 ha lúa và vườn tạp kém hiệu quả sang trồng rau, màu, vườn cây ăn quả, ngoài tiêu dùng hàng ngày còn phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt trong đó có cây quýt đường cho hiệu quả kinh tế cao nhất, chỉ tính riêng vụ bán Tết Ất Mùi 2015 này, nông dân đã thu về lợi nhuận gần 70 triệu đồng/ha, làm tăng thêm vị ngọt từ cây quýt đường ở xã cù lao màu mỡ này.
Không chỉ huyện Tam Bình mà dưa hấu tết tại TP Vĩnh Long và huyện Long Hồ cũng dội chợ. Anh Nguyễn Hoàng Minh (Tam Bình) lái dưa nhiều năm kinh nghiệm cho rằng: Dưa dội chợ là do nông dân mình trồng tự phát không tìm hiểu nhu cầu thị trường và tết này cũng không xuất khẩu được.