Giáp Tết, Nông Dân Trồng Bưởi Da Xanh Phấn Khởi
Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán, giá bưởi da xanh tại Tiền Giang đang tăng, mang lại nguồn lợi khá cao cho nhà vườn, giúp bà con ổn định đời sống. Hiện nay, thương lái đến mua bưởi tại vườn giá từ 33.000 - 35.000 đồng/kg bưởi da xanh, tăng gần 10.000 đồng/kg so với tháng trước. Với giá trên, mỗi ha bưởi nhà vườn đạt doanh thu khoảng 500 triệu đồng.
Tại huyện Cai Lậy, chị Nguyễn Thị Chi, thương lái chuyên thu mua bưởi da xanh ở xã Tam Bình cho biết, do nhu cầu bưởi da xanh trong dịp tết rất lớn nên giá bưởi trong những ngày tới có thể còn tăng mạnh và đạt 40.000 - 45.000 đồng/kg.
Còn theo ông Trần Văn Sáu, cư ngụ tại xã Long Khánh, hiện anh canh tác 4.000 m2 bưởi da xanh - là loại cây ăn trái khó trồng, khó chăm sóc, những năm gần đây lại thường bị sâu đục trái tấn công, nên nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu lớn. Nhờ giá cao, đầu ra thuận lợi nên những nhà vườn giỏi thâm canh bưởi da xanh đều có thu nhập khá, kinh tế gia đình ổn định.
Tiền Giang hiện có trên 4.700 ha bưởi chủ yếu trồng giống bưởi da xanh, tập trung tại các huyện vùng ngập lũ phía Tây: Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành... Với năng suất bình quân từ 15 - 17 tấn/ha, mỗi năm tỉnh đạt sản lượng bưởi gần 78.000 tấn phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm
Trong khi nhiều hộ nông dân còn đang loay hoay tìm kiếm mô hình sản xuất phù hợp thì không ít người đã tự tìm ra hướng đi mới, đem lại lợi nhuận kinh tế ổn định cho gia đình. Mô hình trồng rong sụn kết hợp với nuôi cá ngựa của nông dân Lê Văn Hoàng, ở phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) là một hướng mới.
Liên bang Nga sẽ nghiên cứu khả năng cung cấp cho Việt Nam vật liệu di truyền cá hồi có nguồn gốc Nga và đề xuất một số loại cá thích hợp để tiến hành nghiên cứu khả năng thích nghi của loài này tại Việt Nam.
Thời gian qua, chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh Bình Dương phát triển khá nhanh. Chi cục Thú y tỉnh đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, tham quan các mô hình để giúp người dân chăn nuôi bò sữa nâng cao kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận...
Việc phát triển các trang trại chăn nuôi ở các địa phương tuân thủ theo quy hoạch nông thôn mới, tạo ra sản lượng sản phẩm thịt, trứng lớn cung ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt hơn 100 tỷ đồng/năm, trong đó tỷ lệ lãi so với doanh thu đạt hơn 20%.
Mô hình trám ghép được đưa vào trồng trên đất xã Cẩm Tâm (Cẩm Thủy - Thanh Hóa) từ năm 2002 - 2003, do trạm khuyến nông huyện triển khai thực hiện. Theo đó, các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ toàn bộ tiền giống, tập huấn về quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trám ghép.