Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giao thương nông sản Việt Nam - Australia sẽ tăng tốc mạnh

Giao thương nông sản Việt Nam - Australia sẽ tăng tốc mạnh
Ngày đăng: 27/11/2015

Người tiêu dùng Australia hào hứng với sự hiện diện của trái vải Việt Nam

Năm 2015 được đánh dấu là năm đầu tiên trái cây Việt, cụ thể là trái vải tươi được phép xuất khẩu (XK) chính thức theo đường chính ngạch vào thị trường Australia.

Việc đưa trái vải thành công vào thị trường Australia được đánh giá sẽ mở ra cơ hội mới cho một số loại trái cây khác như thanh long, nhãn, xoài.

Tiềm năng phát triển sản phẩm XK vào thị trường này là rất lớn, mang đến nhiều cơ hội cho nông sản Việt Nam.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, Australia cũng là thị trường nhiều thách thức.

Tại Diễn đàn An toàn thực phẩm (ATTP) Việt Nam - Australia 2015 vừa tổ chức tại Hà Nội, TS.Marion Healy - Giám đốc Khoa học kiêm Phó giám đốc điều hành Trung tâm Giám sát hệ thống an toàn thực phẩm của Australia - cho hay, Chính phủ Australia đặt ra rất nhiều các quy định nhập khẩu (NK), đặc biệt là các quy định nghiêm ngặt về ATTP và kiểm dịch động thực vật được sử dụng như một hàng rào kỹ thuật NK.

Nông sản, thực phẩm NK vào Australia phải áp dụng kiểm dịch đối với nhiều loại thực phẩm chưa chế biến bao gồm: Trứng và các sản phẩm từ trứng, sản phẩm từ sữa, thịt không đóng hộp, hạt giống và hạt, rau quả tươi.

Với ngành thủy sản, Australia đang kiểm soát chất lượng bằng Bộ tiêu chuẩn thực phẩm của Australia và New Zealand (FSANZ).

Đối với các mặt hàng thực phẩm, Australia áp dụng quy định “Lệnh giữ hàng” để xử lý các lô hàng không đạt yêu cầu về chất lượng hoặc yêu cầu về đóng gói, bao bì, ký mã hiệu.

Khi doanh nghiệp (DN) bị áp dụng lệnh giữ hàng, các lô hàng tiếp theo sẽ không được phép NK vào thị trường hoặc phải chịu kiểm tra chặt chẽ trong 5 chuyến sau đó, nếu vi phạm lần đầu và là vi phạm các lỗi nhỏ thuộc về nhãn mác, bao bì.

Vì vậy, các DN Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường Australia cần phải nắm rõ 2 nguyên tắc, đó là nghiên cứu kỹ quy định NK đối với từng loại mặt hàng và hiểu rõ thị trường.

Ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) - cho hay, tham gia vào TPP, sản phẩm nông sản của Australia và Việt Nam sẽ có cơ hội tăng cường hợp tác thương mại, đặc biệt là những sản phẩm không cạnh tranh lẫn nhau.

Tuy nhiên, theo ông Hồng, mặc dù hàng rào thuế quan được mở, nhưng các DN Việt Nam vẫn phải bảo đảm quy định hành rào kỹ thuật về kiểm dịch thực vật và ATTP vì phía Australia có những quy định nghiêm ngặt về vấn đề này.

Đồng quan điểm, Đại sứ Australia - ông Hugh Borrowman- nhận định, Việt Nam gia nhập TPP chắc chắn là cơ hội tốt không chỉ trong ngành nông nghiệp mà cả các ngành khác của nền kinh tế.

Vấn đề đặt ra là các nhà sản xuất, các DN của Việt Nam làm thế nào để đáp ứng được các yêu cầu về ATTP và kiểm dịch thực vật.

Theo ông Hugh Borrowman, bên cạnh các sản phẩm chất lượng hàng đầu, Australia cũng là đối tác tin cậy trong việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam để nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp.

Bằng việc chuyển giao những kiến thức chuyên môn tới Việt Nam, Australia có thể hỗ trợ Chính phủ Việt Nam nâng cao các tiêu chuẩn về ATTP, hiện đại hóa ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và mang lại những lợi ích về sức khỏe và kinh tế cho đất nước.

Hiện nay, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Australia từ 3,3 tỷ USD năm 2009 đã tăng gần 2 lần vào năm 2014 với giá trị đạt hơn 6 tỷ USD, trong đó kim ngạch XK của Việt Nam đạt 3,99 tỷ USD và NK đạt 2,06 tỷ USD.

Như vậy năm 2014, Việt Nam đã xuất siêu 1,93 tỷ USD sang Australia.


Có thể bạn quan tâm

Tuần lễ Thủy hải sản bền vững 2015 lần đầu tiên được tổ chức Tuần lễ Thủy hải sản bền vững 2015 lần đầu tiên được tổ chức

Tuần lễ Thủy hải sản bền vững 2015 được WWF Việt Nam phát động lần đầu tiên từ 14 - 24/8/2015 nhằm giới thiệu xu hướng sử dụng thuỷ hải sản sạch, an toàn và thân thiện với môi trường với thông điệp “Ăn đúng kiểu - Hiểu đúng nguồn”. Tuần lễ Thủy hải sản bền vững khuyến khích người tiêu dùng Việt hòa cùng cộng đồng quốc tế hỗ trợ sự phát triển của các sản phẩm đến từ nguồn có trách nhiệm.

21/08/2015
Sơn Tây (Hà Nội) có thêm cơ sở chăn nuôi an toàn Sơn Tây (Hà Nội) có thêm cơ sở chăn nuôi an toàn

Chi cục Thú y Hà Nội vừa tiến hành thẩm định cơ sở an toàn dịch bệnh tại trang trại chăn nuôi lợn của Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Việt Hưng, xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây.

21/08/2015
Hỗ trợ nông dân 250 triệu đồng nuôi thỏ Hỗ trợ nông dân 250 triệu đồng nuôi thỏ

Trạm Khuyến nông huyện Sơn Động (Bắc Giang) đang triển khai mô hình nuôi thỏ Newzealand cho 30 hộ dân tại các xã: Chiên Sơn, Quế Sơn, Cẩm Đàn với tổng kinh phí 250 triệu đồng từ nguồn ngân sách huyện.

21/08/2015
Đồng Nai tăng cường kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi Đồng Nai tăng cường kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành chỉ thị về kiểm soát, ngăn ngừa việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn Đồng Nai. Theo đó, Chi cục Thú y Đồng Nai tiếp tục tăng cường thực hiện lấy mẫu kiểm tra, giám sát chất cấm tại các trang trại chăn nuôi, các cơ sở giết mổ… Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện “Tháng cao điểm kiểm tra, kiểm soát tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi”.

21/08/2015
Chăn nuôi an toàn sinh học Chăn nuôi an toàn sinh học

An toàn sinh học đối với các cơ sở chăn nuôi là việc thực hiện đồng bộ các biện pháp vệ sinh thú y nhằm ngăn chặn mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhậpvào các cơ sở chăn nuôi và tiêu diệt mầm bệnh tồn tại ở bên trong của cơ sở chăn nuôi đó.

21/08/2015