Giáo Sư Người Thái Cho Rằng Giun Biển Gây Lây Truyền Bệnh EMS

Giáo sư Tim Flegel từ Trung tâm Khoa học ứng dụng Gen và công nghệ sinh học Thái Lan (BIOTEC) cho rằng tôm giống nuôi ăn giun biển-giun nhiều tơ- mang chuỗi vi khuẩn Vibrio trong ruột của chúng là nguyên nhân gây ra hội chứng tử vong sớm. Ông Flegel cho biết: “Những thứ chúng ta cho tôm bố mẹ-con giống- ăn là loài giun biển từ Trung Quốc nơi mà dịch bệnh bắt đầu”.
Ông Flegel nghi ngờ Tiến sĩ Donald Lightner từ Trường ĐH Arizona, người đã phát hiện ra bệnh EMS ở Trung Quốc. Có thể Tiến sĩ đã biết rõ cách thức bệnh lây truyền và đã không tiết lộ toàn bộ các thông số ông ấy đã tiến hành nghiên cứu bởi vì Trường ĐH Arizona muốn hưởng lợi từ thông tin này.
Ông Flegel cho biết thêm: “Chúng tôi đang làm việc cùng với nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản và Đài Loan. Chúng tôi hi vọng nếu mình có thể mô tả chuỗi trình tự toàn bộ hệ gen, sau đó chúng tôi có thể tìm được điểm độc nhất của loài khuẩn này thì chúng tôi chính là người chế tạo loại thuốc. Tuy nhiên tôi nghĩ Lightner sẽ làm được điều đó trước”.
Nếu như các nhà nghiên cứu ở Châu Á tìm ra vật mang mầm bệnh thì họ sẽ công bố mà không cần lo lắng về bằng sáng chế.
Xem thêm: http://www.dw.de/thai-shrimp-death-scientists-still-baffled-by-southeast-asian-disease/a-17301496
Có thể bạn quan tâm

Đi dọc tuyến quốc lộ 12B qua xóm Lạng, xã Kim Bình, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) người đi đường sẽ thấy rất nhiều những “trại gà” của những hộ nông dân ngay trên những cánh đồng ruộng sau mỗi vụ thu hoạch. Trên từng khoảnh ruộng, khu ruộng có đến hàng trăm con gà đang tìm kiếm thức ăn.

Vụ mía năm nay Công ty đường Quảng Ngãi thực hiện mua theo phương thức xác định chữ đường tại ruộng, được nông dân đồng tình ủng hộ. Sự minh bạch này đã xóa những nghi ngờ của nông dân về cách tính chữ đường của đơn vị thu mua. Tuy nhiên, gần 1/2 diện tích mía lại không được thực hiện theo phương thức này, gây ra tình trạng chậm trễ khiến mía già, trổ bông, sản lượng sụt giảm.

Xoài cát Hòa Lộc được thương lái mua tại vườn với giá cao, từ 50.000 - 55.000 đồng/kg, giúp nhà vườn chuyên canh trái xoài đặc sản này ở huyện Cái Bè (Tiền Giang) đạt lợi nhuận cao.

Bộ NN-PTNT đã chọn Lâm Đồng để triển khai đề tài “Phát triển giống cá nước lạnh tại VN” do Viện Nghiên cứu Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 đảm trách.

Năm 2010, mô hình trồng cam sành xen ổi do dự án Jica (Tổ chức phi chính phủ Nhật Bản) hỗ trợ; từ 02 mô hình vườn mẫu ban đầu, với diện tích 1,4 ha, đầu tư cho 02 hộ ở ấp Dinh An, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh). Đến nay, đã phát triển nhân rộng được gần 15 ha, có 30 hộ tham gia trên địa bàn các xã Phong Phú, Tam Ngãi, Thông Hòa, An Phú Tân (huyện Cầu Kè).