Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Giảm thiệt hại thủy sản nuôi mùa mưa lũ

Giảm thiệt hại thủy sản nuôi mùa mưa lũ
Ngày đăng: 09/05/2015

Trả lời:

Tháng 9, tháng 10 hằng năm, các tỉnh ĐBSCL đều có lũ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về. Bên cạnh những cái lợi như: cung cấp phù sa, xổ nước phèn cho đồng ruộng, mang lại nguồn lợi thủy sản…, lũ đồng thời gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và nuôi thủy sản nước ngọt.

Để giảm nhẹ thiệt hại do lũ và triều cường gây ra, các hộ nuôi thủy sản cần lưu ý:

1. Kiểm tra tôm, cá nuôi; nếu đạt cỡ thương phẩm, bán được, cần thu hoạch ngay.

2. Nếu tôm cá chưa bán được, cần thực hiện:

- Thường xuyên gia cố bờ bao, cống bọng tại các ao có nuôi thủy sản.

- Nếu không đắp được bờ đê, cần dùng lưới có kích thước mắt phù hợp để bao xung quanh ao, tấn chân lưới kỹ; cần kiểm tra lưới mỗi ngày để khắc phục trường hợp rách trống chân lưới gây thất thoát tôm, cá nuôi.

- Hạn chế thay nước cho ao nuôi thủy sản trong thời điểm nước dâng đầu mùa và nước rút cuối mùa, do lúc này nguồn nước thường bị ô nhiễm từ nước sinh hoạt, nước có nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên ruộng... và tránh gây xáo động môi trường nuôi.

- Vùng nhiễm phèn cần giữ mực nước ao cao hơn hoặc bằng nước ngoài kênh, để hạn chế vỡ đê và nước phèn bên ngoài thấm vào ao gây hại cho cá nuôi.

- Dùng vôi bột liều lượng 10 kg/100m2 rải xung quanh bờ ao, để hạn chế phèn từ bờ ao trôi xuống. Đồng thời định kỳ dùng vôi nông nghiệp hòa nước tạt đều khắp ao, 1 - 3 kg/100m3 nước.

- Trong quá trình lưu giữ cá trong mùa lũ, cần cho ăn tích cực, cho ăn thức ăn giàu đạm, dễ tìm (như cua, ốc, cá nhỏ). Có thể bổ sung Vitamin C vào thức ăn, để giúp cá tăng sức đề kháng.

- Không nên thu hoạch đồng loạt ngay sau khi nước rút, để tránh bị rớt giá và ô nhiễm nguồn nước do nước thải ra từ ao nuôi thủy sản.

- Theo dõi hoạt động tôm cá hằng ngày, để kịp thời xử lý các trường hợp môi trường thiếu ôxy, tôm cá nhiễm bệnh.

- Các cơ quan chuyên môn cần theo dõi thường xuyên, thông báo diễn biến mực nước lũ trên phương tiện thông tin đại chúng.

Tags: giam thiet hai thuy san, nuoi tom, nuoi trong thuy san


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Mật Độ Cao Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Mật Độ Cao

Hệ thống ao hồ, trang thiết bị hoàn chỉnh, con giống sạch bệnh, công nghệ nuôi tiên tiến cùng với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong và ngoài nước phần nào làm yên tâm các nhà đầu tư lớn khi họ nuôi trên hệ thống ao có lót bạt nilon, có ao trữ, ao lắng, hệ thống quạt nước, sục khí đáy và kiểm tra, theo dõi hàng ngày các thông số môi trường chất lượng nước

07/12/2011
Vai Trò Của Oxy Trong Ao Nuôi Tôm Vai Trò Của Oxy Trong Ao Nuôi Tôm

Oxy (O2) có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự sống của tôm, cá và sinh vật hiếu khí trong môi trường nước. Tôm, cá khi hô hấp lấy oxy vào cơ thể qua mang và hàm lượng oxy hòa tan trong nước có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp của chúng

09/12/2011
Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Vùng Đâm Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Vùng Đâm

Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) có nguồn gốc từ biển Pê-ru đến Nam Mêhycô và được di giống đến nhiều nước: Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Inđônexia, Malaixia, Việt Nam

17/02/2011
Sản Xuất Thành Công Giống Tôm Thẻ Chân Trắng Sản Xuất Thành Công Giống Tôm Thẻ Chân Trắng

Do không chủ động nguồn con giống, không kiểm soát được đầu vào nên chất lượng con giống đã trở thành thách thức chính cho công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam. Sau nhiều năm triển khai thử nghiệm, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III (Viện III) đã sản xuất thành công giống tôm thẻ chân trắng có nguồn gốc từ Hawaii

01/01/2012
Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Mật Độ Cao: Những Điều Cần Chú Ý! Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Mật Độ Cao: Những Điều Cần Chú Ý!

Chuẩn bị cho vụ nuôi đầu tiên của năm mới 2012, một chủ đề đang được các nhà đầu tư và hộ nuôi tôm quy mô nhỏ quan tâm thảo luận trong thời gian vừa qua đó là sự chuyển dịch từ nuôi tôm sú qua nuôi tôm thẻ chân trắng và hiệu quả của việc chuyển đổi này.

15/02/2012