Giám sát chặt dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Chủ tịch UBND TP đã có Công điện số 12 ngày 30/9/2015 gửi Giám đốc các sở: NN&PTNN, Công thương, CA TP, chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã.
Công điện nêu rõ: 9 tháng đầu năm 2015, dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn ra phức tạp trong cả nước, đến nay đã có 14 tỉnh có dịch cúm gia cầm (dịch cúm A/H5N1 và A/H5N6), làm chết và tiêu hủy trên 2,5 vạn gia cầm; ngoài ra 5 tỉnh có dịch lở mồm, long móng gia súc...
Tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay, cũng đã có một số điểm có dịch nhỏ lẻ… Để tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh (PCDB) gia súc, gia cầm; công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn những tháng cuối năm 2015, Chủ tịch UBND TP yêu cầu:
Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã:
Thực hiện nghiêm các quy định của Chính phủ, Bộ NN& PTNT, UBND TP về PCDB cho động vật, quản lý về chăn nuôi, kiểm soát, vận chuyển, kinh doanh (KD), giết mổ đông vật, sản phẩm động vật trên địa bàn.
Theo đó, phân công rõ trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ đạo và tăng cường chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc công tác PCDB đàn gia súc, gia cầm; phát hiện, xử lý kịp thời khi có dịch bệnh, kiên quyết không để dịch bùng phát và lây lan diện rộng.
Công điện cũng nhấn mạnh, các xã, phường, thị trấn tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ đàn gia súc, gia cầm, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; công tác PCDB và quản lý giết mổ, KD gia súc gia cầm trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Xác định trách nhiệm đối với chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và cán bộ thú y phụ trách lơ là trong công tác quản lý, không báo cáo kịp thời khi phát hiện dịch bệnh, các dấu hiệu vi phạm công tác PCDB và công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm.
Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP nếu để dịch bệnh, các vi phạm trong công tác PCDB và công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm do chủ quan, thiếu trách nhiệm. Chủ động bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ trên.
Giao nhiệm vụ cho Sở NN&PTNT, với tư cách là cơ quan thường trực, cần tham mưu, đề xuất với UBND TP chỉ đạo triển khai công tác PCDB gia súc, gia cầm; công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật trên địa bàn cũng như thực hiện nghiêm các quy định của Chính phủ, Bộ NN&PTNT, UBND TP và phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện tốt các nhiệm vụ trên.
Cùng với đó, phối hợp các cơ quan liên ngành, tăng cường hoạt động của các chốt, trạm kiểm dịch liên ngành (24/24 giờ, kể cả ngày nghỉ lễ).
Chỉ đạo lực lượng thú ý, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về PCDB, kiểm dịch, vận chuyển, KD động vật, sản phẩm động vật và chất cấm trong chăn nuôi theo quy định.
Tiếp tục hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc công tác tiêm phòng, tổng vệ sinh, tiêu độc môi trường.
Chủ động chuẩn bị đầy đủ vắcxin, hóa chất… đáp ứng yêu cầu công tác phòng dịch; Tổ chức giám sát sự lưu hành của virus nhằm dự báo, cảnh báo sớm dịch bệnh để chủ động ứng phó với các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản, tăng cường kiểm tra việc KD, chế biến động vật, sản phẩm động vật.
Công điện giao Sở Công thương, CA TP chủ động phối hợp với Sở NN&PTNT, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai và thực hiện tốt Công điện này của TP.
Chỉ đạo các đơn vị phân công cán bộ thường trực tại các chốt kiểm dịch liên ngành của TP, đảm bảo quân số và thời gian quy định. Tổ chức kiểm tra, kiên quyết xử lý các trường hợp vận chuyển, KD buôn bán gia cầm, nhập lậu vào địa bàn TP.
Chủ tịch UBND TP yêu cầu, Giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị của TP, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện các nhiệm vụ trên, báo cáo UBND TP theo quy định (qua Sở NN&PTNT tổng hợp).
Có thể bạn quan tâm

Mắc ca là loại cây công nghiệp mới bắt đầu phát triển vào giữa thế kỷ 20 tại Úc, Mỹ, sau đó mở rộng ra một số nước khác như Nam Phi, Guatemala, Nigeria, diện tích trồng trọt đến nay trên toàn thế giới mới đạt 80.000 ha (2014).

Cũng từ đây các cán bộ di truyền giống đã lai tạo chọn lọc thành công một giống lúa cao sản ngắn ngày, trồng được ba vụ trong năm trong tất cả các vùng sinh thái đồng bằng: hạt rất dài (> 7,5 mm), chất lượng cơm không thua kém các giống lúa mùa địa phương quang cảm ở thượng nguồn Mekong (Thái Lan, Campuchia).

Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc, hóa chất xử lý môi trường ao nuôi cũng thường xuyên hơn trong suốt vụ nuôi. Tuy nhiên, người ta chưa quan tâm các ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người sử dụng và có những biện pháp phòng trừ.

Hơn 150 con bò sữa nhập ngoại cùng hơn 2 tỉ đồng kinh phí hỗ trợ phát triển đã được đổ về thí điểm ở 4 huyện gồm Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng và Thanh Liêm. Đến năm 2006, đàn bò sữa ở Hà Nam đã có lúc tăng lên gần 400 con.

Hơn 1.100 ha bãi triều nuôi ngao của tỉnh Thanh Hóa với sản lượng hàng năm khoảng hơn 15.000 tấn đã đem lại thu nhập cao cho nhiều ngư dân của tỉnh. Thế nhưng, từ đầu năm 2013 trở lại đây, đầu ra cho con ngao xuống thấp khiến cho nghề nuôi ngao gặp nhiều khó khăn.