Giảm Mức Bồi Thường Bảo Hiểm Cho Tôm, Cá Tra

Trong thời gian tới, những hộ dân nuôi trồng thủy sản tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cho con tôm, cá tra sẽ nhận được tiền bồi thường thấp hơn trước đây.
Theo quyết đinh 3035/QĐ-BTC thì tôm nuôi từ 50 - 69 ngày sẽ nhận được tỷ lệ bồi thưởng bảo hiểm là từ 55 - 64%. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, những điều khoản này tỏ ra bất cập nên trong dự thảo gởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) để lấy ý kiến, Bộ Tài chính điều chỉnh đối với tôm thẻ chân trắng nuôi 50 - 59 ngày xuống 15 - 25. Đối với cá tra, theo quyết định 3035 tỷ lệ bảo hiểm từ ngày nuôi thứ 140 đến 182 là 69 - 27%, nhưng trong lần sửa đổi này thì sản phẩm cá tra sẽ không còn được bồi thưởng bảo hiểm nữa. Ông Đỗ Minh Trường, Phó trưởng phòng giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính, lý giải việc điều chỉnh một số điều khoản trong quyết định 3035 theo hướng giảm tỷ lệ bồi thường bảo hiểm xuống là nhằm mục đích sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, khi căn cứ trên tình hình thực tế, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ NN&PTNT, vẫn kiến nghị Bộ Tài chính tỷ lệ bảo hiểm 25 - 35% đối với tôm thẻ chân trắng, giảm khoảng 50% so với hiện hành; còn mức bảo hiểm cho con cá tra, theo Cục, không nên giảm về mức 0% mà tương đương với mức bồi thường của tôm thẻ chân trắng. Lý do, theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, khi cá tra đã lớn mà bị dịch bệnh thì chỉ thu hồi được một phần sản phẩm, vì một héc ta nuôi cá có hàng trăm tấn cá chết nên không thể thu hồi được vốn. Theo quyết định 315/QĐ-TTg về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp ở 21 tỉnh thành thì 7 tỉnh tham gia bảo hiểm cây lúa, 9 tỉnh bảo hiểm về chăn nuôi và 5 tỉnh bảo hiểm về thủy sản có thời hạn từ 2011 - 2013. Tuy nhiên, do trong quá trình thực hiện gặp những khó khăn nên đã được chính phủ gia hạn thời gian thí điểm đến đến tháng 6-2014.Có thể bạn quan tâm

Theo kế hoạch, ngoài việc sản xuất 9.000ha đậu phụng, 6.000ha bắp và hơn 10.000ha rau màu các loại, vụ đông xuân 2015 - 2016 nông dân trên địa bàn tỉnh sẽ tiến hành gieo sạ 42.500ha lúa (thời gian xuống giống từ 15.12.2015 đến 5.1.2016).

Thời điểm này, tại các vùng Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên… nhiều nông hộ gặp khó vì khan hiếm giống ớt Ấn Độ mới 403, khi mùa vụ đã cận kề. Không chỉ mua giống giá cao gấp đôi, gấp ba; nhiều nông hộ còn mua phải hạt giống trôi nổi, giống giả…

Việc đầu tư nuôi gà Đông Tảo đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho chàng kỹ sư tin học Phan Văn Sang (thôn Quý Phước, Bình Quý, Thăng Bình).
Tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tây Giang, qua các đợt khảo sát, đến nay các hộ dân trên địa bàn huyện đã trồng được hơn 14ha diện tích cây dược liệu đảng sâm và ba kích.

Nghề lưới rê hỗn hợp được ngư dân ứng dụng và phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh trong thời gian gần đây đã đem lại hiệu quả khả quan.