7 mã hàng tôm xuất sang Hàn Quốc có thuế XK 0%
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, việc ký kết FTA Việt Nam - Hàn Quốc tạo cơ hội cho nhiều mặt hàng xuất khẩu Việt Nam, trong đó có mặt hàng tôm.
Cụ thể, Hàn Quốc miễn thuế cho Việt Nam với lượng hạn ngạch 10.000 tấn/năm và tăng dần trong 5 năm đến mức 15.000 tấn/năm miễn thuế, trong khi hiện nay Việt Nam chỉ tận dụng được 2.500 tấn/năm miễn thuế trong tổng số 5.000 tấn/năm dành cho 10 nước ASEAN.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, tôm là mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam sang Hàn Quốc. Do vậy, ưu tiên của Hàn Quốc đối với tôm Việt Nam tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm sản phẩm chế biến có mã HS 1605 là mặt hàng doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh.
Tuy nhiên, điều khiến ông Dũng băn khoăn hơn cả là hiện nay, mặt tôm của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc với 2 mã HS là 03 và 1065 nhưng VASEP chưa có “trong tay” mức thuế cụ thể tính cho từng mặt hàng (trong hạn ngạch 15.000 tấn) như thế nào. “Bởi thế, không phải chúng ta hoàn toàn tận dụng được cơ hội này”, ông Dũng nói.
Với băn khoăn trên của doanh nghiệp, bà Đào Thu Hương, Trưởng phòng Hội nhập tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) cho hay, trong quá trình đàm phán, Việt Nam cũng đã lưu ý vấn đề bị khống chế về mã hàng xuất khẩu. Do vậy, chúng ta đã đạt được thỏa thuận, có 7 mã hàng tôm được cam kết trong hạn ngạch.
“Mình được quyền lựa chọn mã hàng để xuất khẩu, đồng thời không bị khống chế về số lượng, miễn sao tổng 7 mã hàng không quá hạn ngạch là được. Thậm chí, nếu chỉ xuất khẩu một mã hàng với hạn ngạch 15.000 tấn cũng được”, bà Hương cho biết.
Điều quan trọng hơn nữa được bà Hương cung cấp, khi Hiệp định có hiệu lực, thuế suất mặt hàng này sẽ về 0% ngay lập tức.
Theo VASEP, Hàn Quốc hiện là thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 5 của Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc. Trong 5 năm qua, NK tôm Việt Nam vào Hàn Quốc duy trì sức tăng trưởng khả quan. Tôm Việt Nam chiếm tới 44% thị phần tại Hàn Quốc trong năm 2014. Trung Quốc đứng thứ 2 về cung cấp tôm cho Hàn Quốc với 22%, Thái Lan đứng thứ 3 với tỷ trọng 7%.
Thế nhưng tôm được xếp vào nhóm hàng hóa nhạy cảm cao nên Hàn Quốc áp dụng mức thuế lên tới 20% cho các sản phẩm tôm nhập khẩu vào nước này.
Có thể bạn quan tâm
Sáng ngày 27-8, tại ấp 11, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh (BQL) đã tổ chức Hội thảo đánh giá giống lúa. Ông Phạm Hoài An, Giám đốc Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chủ trì hội thảo.
Vấn đề làm người trồng hồ tiêu trên địa bàn huyện Chư Sê nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung những năm qua nhứt đầu là tình trạng bùng phát dịch bệnh, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu ngày càng khó kiểm soát. Trước tình hình đó, những năm qua, Trạm Khuyến nông huyện Chư Sê triển khai và nhân rộng nhiều mô hình giúp người dân thâm canh cây hồ tiêu theo hướng bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế huyện nhà.
Cách đây 5 năm, ông Trương Nguyên (49 tuổi) ở thôn Khánh Lâm, xã Tịnh Thiện (TP. Quảng Ngãi) đã mạnh dạn từ bỏ những loại cây trồng truyền thống như đậu, bắp để chuyển sang trồng các loại cây ăn quả, hồ tiêu… Với cách làm đó đã giúp gia đình ông có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và trở thành mô hình kinh tế điển hình để bà con nông dân học hỏi, làm theo.
Ngày 28/8/2015, tại xã Hàm Trí (Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận) Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình thâm canh thanh long bền vững.
Do đặc thù chín lệch ngày so với chính vụ, thơm ngon đồng thời cho sản lượng cao hơn các giống khác nên nhãn chín muộn ở vùng đất đồi Yên Thế (Bắc Giang) chiếm được cảm tình của khách hàng gần xa, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.