Giải Quyết Ô Nhiễm Môi Trường Trong Chăn Nuôi Bằng Chế Phẩm Sinh Học Weviro

Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh vừa phối hợp với UBND xã Mỹ Thọ, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh tổ chức tổng kết mô hình sử dụng chế phẩm sinh học Weviro giải quyết ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Mô hình được triển khai với quy mô 60 con heo và 3.500 con gà của 10 hộ tham gia ở xã Mỹ Thọ và Mỹ Hội. Trong quá trình chăn nuôi, người nuôi được Nhà nước hỗ trợ 50 lít chế phẩm sinh học Weviro, tương đương 3 triệu đồng/hộ, hàng tuần cán bộ thú y đến hướng dẫn về mặt kỹ thuật trong suốt quá trình thực hiện.
Các hộ tham gia đánh giá, mô hình giải quyết được việc ô nhiễm môi trường và mùi hôi thối do chất thải trong chăn nuôi gây ra, giúp đàn vật nuôi khỏe mạnh, tăng trọng nhanh, giảm đáng kể số lượng điều trị thuốc thú y, hạn chế được rủi ro do dịch bệnh lây lan, tạo ra sản phẩm an toàn, tăng lợi nhuận cho người nuôi khoảng 20% so với cách nuôi truyền thống.
Có thể bạn quan tâm

Mùa khai thác thủy sản năm nay được xem là thất bát nặng nề nhất trong 20 năm qua. Ngư dân dù đã và đang được hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước, nhưng do biển mất mùa, chi phí đánh bắt tăng cao nên hiện tại họ đang gặp rất nhiều khó khăn. Dẫu vậy, nhiều chủ tàu vẫn tìm mọi cách huy động vốn, kể cả vay “tín dụng đen” để “đặt cược” trong những chuyến biển cuối vụ khai thác…

Người nuôi cá tra tại ĐBSCL vẫn phải tiếp tục chịu lỗ, dù diễn biến trên thị trường đang có lợi họ, đặc biệt khi nguồn cung nguyên liệu đang sụt giảm và thị trường nhập khẩu dần “ấm” lên. Viễn cảnh trên cho thấy người nuôi cá tra thật sự đã hết cơ hội với nghề này.

Thời gian gần đây, giá heo tại Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng, vùng Đông Nam bộ nói chung, đã tăng mạnh do thương lái ồ ạt thu mua heo mỡ. Giá heo tăng làm cho người chăn nuôi phấn khởi sau một thời gian dài lỗ nặng, tuy nhiên cũng tiềm ẩn không ít rủi ro nếu như thương lái ngừng mua.

Hải Lăng (Quảng Trị) có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn với hơn 500 ha diện tích ao hồ. Trong đó diện tích nuôi tôm trên cát ven biển ở hai xã Hải An và Hải Khê chiếm gần 100 ha. Nhiều năm qua nhờ phát triển nuôi tôm nên nhiều hộ gia đình đã trở nên giàu có, tuy nhiên do nằm sát với bờ biển nên rất dễ bị thiên tai tàn phá. Trước thực trạng đó, để đảm bảo an toàn ao hồ nuôi trồng thủy sản trong mùa mưa bão năm 2013, huyện Hải Lăng đang tiến hành triển khai nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm giúp người nuôi tôm bảo vệ tốt tài sản của mình.

Những năm gần đây, nuôi ngao thực sự là nghề “nóng” của người dân ven biển huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), bởi nó mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên hiện nay, giá bán ngao thương phẩm đang giảm mạnh, thị trường tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn. Người dân phát triển nuôi ngao ồ ạt, tự phát, không theo quy hoạch sẽ khó tránh khỏi những hệ lụy xấu...