Giải Pháp Tích Hợp Cho Cây Trồng
Tại Singapore - Quốc đảo Sư tử vừa tưng bừng diễn ra “Ngày hội trình diễn các giải pháp cho cây trồng” của Tập đoàn Syngenta. Các chuyên gia kỹ thuật hàng đầu của Syngenta đã giới thiệu về mô hình mẫu ở nhiều nước SX 9 loại cây trồng chủ lực và thành tựu nổi bật về công nghệ, kỹ thuật, cơ giới hóa…
Đến tham dự ngày hội có hàng trăm nhóm khách mời từ nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Điều khiến chúng tôi đặc biệt ấn tượng là cách bố trí trưng bày triển lãm rất khoa học về giải pháp cho từng loại cây trồng.
Một trong những cây trồng mà chúng tôi quan tâm là lúa- cây lương thực được trồng và sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Tính bình quân một người dân châu Á ăn khoảng 80 kg lúa/năm. Trung Quốc là quốc gia có sản lượng lúa lớn nhất với khoảng 137 triệu tấn/năm, kế đến là Ấn Độ với 95 triệu tấn, Indonesia 37 triệu tấn, VN khoảng 25 triệu tấn, Thái Lan 20 triệu tấn… Theo đánh giá, năng suất lúa của VN chỉ ở mức trung bình, khoảng 5 tấn/ha/vụ, thấp hơn Trung Quốc (7 tấn/ha/vụ), ngang với Indonesia và cao hơn Thái Lan, Ấn Độ khoảng 3 tấn/ha/vụ.
Tuy nhiên, cây lúa đang đứng trước những thách thức lớn về nguồn nước khan hiếm, sản lượng khó có sự tăng mạnh... Hơn nữa, trước thực trạng biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và phức tạp làm diện tích gieo trồng các loại cây lương thực cũng bị suy giảm, dân số trên thế giới dự báo đang ngày càng tăng... Đó là những thách thức toàn cầu đối với SXNN, đặc biệt là các nước lấy nông nghiệp là nền tảng cho sự phát triển như VN.
Trước thực trạng trên, đầu năm 2011 Tập đoàn Syngenta đã công bố chiến lược phát triển mới, kết hợp phân ngành BVTV, giống cây trồng và lĩnh vực xử lý hạt giống cũng như phát triển các giải pháp tích hợp dựa trên nền tảng từng loại cây trồng toàn cầu. Giải pháp tích hợp mà Syngenta đang hướng đến là gì?
Cây mía: Syngenta đã có bộ thuốc trừ sâu hữu hiệu, giúp nông dân phòng trừ bệnh cho mía rất hiệu quả. Đồng thời, nghiên cứu SX ra hom giống mía hoàn toàn sạch bệnh bằng công nghệ tiên tiến nhất của Syngenta, giúp người dân có thể sử dụng đại trà trên diện rộng. Tiến hành thực nghiệm công nghệ chuyển gen, dùng kỹ thuật biến đổi gen làm thay đổi nâng cao chữ đường trên cây mía.
Cây lúa: Syngenta đang đứng đầu về lĩnh vực nghiên cứu giống lúa và thuốc BVTV. Các loại giống lai như NK 3325 có thể tiết kiệm được 30% lượng nước và chi phí tưới tiêu. Nhất là khi sử dụng Cruiser, một giải pháp xử lý hạt giống khỏe, giúp cây lúa phát triển nhanh. Nếu như năng suất lúa trên toàn cầu hiện nay bình quân chỉ khoảng 4 tấn/ha, thì Syngenta đang nghiên cứu ra giống lúa đạt năng suất từ 7-8 tấn/ha.
Cây rau: VN đang triển khai trồng phổ biến giống dưa hấu (đặc biệt dưa hấu không hạt) với vị ngọt, chất lượng ngon, mẫu mã đẹp. Syngenta đã có công nghệ xử lý hạt giống để quản lý dịch hại, xử lý côn trùng, giúp cây đạt năng suất cao, đem lại hiệu quả cho người dân, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Cây đậu nành: Là loại cây sử dụng chủ yếu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm nhằm tạo ra protein. Hiện có đến 85% diện tích đậu nành được trồng ở Mỹ. Đây là cây rất dễ trồng nhưng cũng có nhiều thách thức, như một số bệnh trên lá, ảnh hưởng đến năng suất (có thể thiệt hại đến 70%) nếu không kiểm soát được cỏ và dịch hại. Do vậy, Syngenta có nghiên cứu ra loại thuốc SYN192 chống bệnh gỉ sắt hiệu quả, giúp cây sống khỏe. Đồng thời, sử dụng công nghệ gen để tạo ra những hạt giống có thuộc tính gen tốt nhất.
Cây trồng đặc biệt (trái cây, ca cao, cà phê, bông vải): Đây là nhóm cây trồng rất phổ biến trên toàn thế giới và có tiềm năng rất lớn, chính vì thế Syngenta đã xây dựng chiến lược riêng cho nhóm cây trồng này. Như đối với cây bông vải, giải pháp công nghệ làm giảm chi phí SX từ 200 USD/ha xuống chỉ còn 20 USD/ha, giúp người dân ứng dụng hiệu quả. Còn với trái cây cũng có công nghệ và dịch vụ giúp cho dư lượng thuốc BVTV giảm đến mức thấp nhất, năng suất tăng 20%...
Trao đổi với NNVN, ông David Hosking, TGĐ Dự án Tegra - Syngenta VN cho biết: “Chúng tôi đưa ra giải pháp tích hợp cho từng loại cây trồng (gọi là TEGRA), thông qua việc sử dụng giống tốt, xử lý hạt giống trước khi gieo, gieo trên bạt và cấy lúa bằng máy theo từng mảng, nhằm rút ngắn thời gian SX, tiết kiệm nước…”.
Cũng theo ông David Hosking, nhờ các giải pháp tích hợp TEGRA về BVTV ứng dụng ở Ấn Độ, Bangladesh, năng suất cây trồng tăng tới 30%, cho lợi nhuận tăng khoảng 270 USD/havụ; đồng thời tăng thu nhập khoảng 150%. Đây là những con số từ thực tế trên những cánh đồng lúa ứng dụng công nghệ của Syngenta. Hiện, dự án TEGRA đang thử nghiệm tại Tiền Giang, Long An và Cần Thơ của VN.
“VN đi lên từ nước nông nghiệp SX lúa và xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, đồng thời có thế mạnh về nhóm cây trồng như cà phê, cao su, cây ăn trái…
Nhằm góp phần tăng năng suất trên nguồn tài nguyên suy giảm, Syngenta đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến để cung cấp những giải pháp tích hợp mới dựa trên đặc điểm sinh vật học, nhằm giúp nông dân VN SX hiệu quả, bền vững”, ông Shane Emms, TGĐ Syngenta VN.
Có thể bạn quan tâm
Cánh đồng mẫu lớn đang được kêu gọi thực hiện với con tôm nhằm mang lại kết quả tối đa cho “mũi nhọn” của ngành thủy sản. Để mô hình đạt hiệu quả như mong đợi, doanh nghiệp phải là chủ lực.
Lãnh đạo Cục Chăn nuôi khẳng định, không thể có gà nhập từ Mỹ giá chỉ 20 nghìn đồng/kg và Việt Nam không nhập thịt gà về làm thức ăn chăn nuôi. Các chuyên gia cho rằng, để kiện phía Mỹ về chống bán phá giá, không chỉ nói là xong, mà phải chuẩn bị và điều tra rất kỹ lưỡng.
10 triệu nông dân Việt Nam (VN) đang sống nhờ chăn nuôi. Tuy nhiên trên 50% số sản phẩm chăn nuôi là theo quy mô nông hộ. Nếu TPP được ký kết, chăn nuôi sẽ là một trong những ngành bị thiệt hại nặng nhất.
Trong thời gian qua, giá cá tra thương phẩm tại Đồng Tháp và An Giang liên tục sụt giảm khiến người nuôi thua lỗ, kéo theo các cơ sở sản xuất cá tra giống cũng gặp không ít khó khăn.
Hiện nay thương lái thu mua điên điển tại ruộng giá 30.000đ/kg, giá bán lẻ tại các chợ lên tới 50.000 - 60.000đ/kg nhưng vẫn luôn hút hàng.