Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giải pháp bảo vệ vườn cây ăn trái trước, trong và sau mùa lũ

Giải pháp bảo vệ vườn cây ăn trái trước, trong và sau mùa lũ
Ngày đăng: 29/09/2015

Theo đó, vào thời điểm trước mùa lũ, nhà vườn cần cắt tỉa những cành già cỗi, bị sâu bệnh nhằm tạo sự thông thoát và hạn chế sâu bệnh phát triển; thường xuyên tôn tạo đất liếp, gia cố bờ bao chắc chắn để tránh hiện tượng rửa trôi do mưa bão.

Thời điểm trong mùa lũ, ngưng bón phân đạm để cây không ra đọt non; hạn chế đi lại trong vườn vì có thể làm cho đất kết chặt lại gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ; không neo trái trên cây kể cả trái còn non đối với vườn có mức thủy cấp cao; dùng máy bơm thoát nước khi mực nước dâng cao.

Giai đoạn sau lũ, xới nhẹ, phá váng ở lớp đất mặt giúp đất thông thoáng, tạo sự trao đổi khí vùng bên trên và xung quanh rễ; đào rãnh để nước rút nhanh ra khỏi liếp, bón phân cân đối giữa đa lượng và vi lượng, có thể phun thêm phân bón lá nhằm tăng cường dưỡng chất cho cây;…

Đến thời điểm này, tổng diện tích vườn cây ăn trái trên địa bàn tỉnh là 33.893ha, trong đó, diện tích cho sản phẩm là 9.782ha, gồm: 2.148ha bưởi, 1.189ha quýt đường, 1.083ha chanh, hơn 5.000ha cam sành. Hiện diện tích vườn cây ăn trái tập trung nhiều ở huyện Châu Thành, thị xã Ngã Bảy và Châu Thành A.


Có thể bạn quan tâm

Cá Tầm Nhập Lậu Sắp “Bóp Chết” Sản Xuất Trong Nước Cá Tầm Nhập Lậu Sắp “Bóp Chết” Sản Xuất Trong Nước

Hiện nay, tình trạng nhập lậu cá tầm từ các tỉnh biên giới phía Bắc vào nước ta ngày càng nhiều. Cá tầm nhập lậu giá rất rẻ khiến các doanh nghiệp (DN) nuôi và chế biến cá tầm trong nước không thể cạnh tranh nổi.

09/07/2013
Chăn Nuôi Những Tháng Cuối Năm Chưa Thể Lạc Quan Chăn Nuôi Những Tháng Cuối Năm Chưa Thể Lạc Quan

Từ đầu năm đến nay, ngành chăn nuôi trong nước liên tục phải đối mặt với khó khăn do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá sản phẩm chăn nuôi xuống thấp, người nông dân bị thua lỗ. Bởi vậy, mặc dù Cục Chăn nuôi khẳng định hiện tình hình chăn nuôi đã đi vào ổn định nhưng không ít người vẫn băn khoăn, chưa thể lạc quan về sản xuất từ nay đến cuối năm.

09/07/2013
Béc Phun Tự Chế Giúp Nông Dân Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế Vườn Béc Phun Tự Chế Giúp Nông Dân Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế Vườn

Anh Lại Trường Vũ (SN 1978) - chuyên viên Văn phòng HĐND-UBND huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) xuất thân trong gia đình nông dân. Gia đình anh canh tác hơn 6 công vườn. Do chi phí đầu tư hệ thống tưới tiêu khá lớn, đặc biệt là béc phun, có loại phải tốn hơn 4 triệu đồng cho một công vườn, từ đó anh đã tìm tòi tự chế ra loại béc phun giá thành rất rẻ mà vô cùng tiện ích.

09/07/2013
Nhân Rộng Mô Hình Cấy Lúa Mùa Theo Phương Thức Không Làm Đất Nhân Rộng Mô Hình Cấy Lúa Mùa Theo Phương Thức Không Làm Đất

Nhiều năm qua, huyện Hải Hậu (Nam Định) luôn đi đầu trong việc xây dựng các mô hình sản xuất ứng dụng kỹ thuật canh tác mới, trong đó mô hình cấy lúa mùa theo phương thức không làm đất đã được khẳng định với nhiều ưu điểm như năng suất tăng, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận gây ra, tạo quỹ đất để mở rộng diện tích trồng cây vụ đông trên đất hai vụ lúa. Hiện nay, mô hình này đang được nông dân các địa phương trong huyện áp dụng và nhân rộng qua từng năm.

09/07/2013
Tiếp Tục Đầu Tư Cho Nông Dân Trồng 100 Héc-Ta Đậu Bắp Nhật Tiếp Tục Đầu Tư Cho Nông Dân Trồng 100 Héc-Ta Đậu Bắp Nhật

Sở Công thương tỉnh, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) vừa có buổi làm việc với huyện Châu Phú (An Giang) về tình hình cung ứng giống đậu bắp, thực hiện chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ lúa Jamine Global GAP và việc xây dựng nhà máy sơ chế nguyên liệu.

09/07/2013