Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giải Mã Việc Doanh Nghiệp Ồ Ạt Mua Lá Vải Khô

Giải Mã Việc Doanh Nghiệp Ồ Ạt Mua Lá Vải Khô
Ngày đăng: 10/12/2011

Trước sự việc hàng nghìn người dân tại Lục Ngạn - Bắc Giang ồ ạt thu gom lá vải khô bán cho thương lái xuất khẩu ra nước ngoài, Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang đã vào cuộc chỉ đạo. Một số nhà chuyên môn cũng đưa ra khuyến cáo xung quanh sự việc.

Suốt hàng chục ngày nay, trên khắp địa bàn huyện Lục Ngạn - Bắc Giang từ các xã Tân Quang, Tân Lập, Nghĩa Hồ, Thanh Hải…không ngừng “nóng” lên bởi hàng nghìn hộ nông dân trồng vải ồ ạt thu gom lá vải khô bán cho các đại lý. Một kilogram lá vải thiều khô được thu mua với giá 1 nghìn đồng và được bán lại cho chủ đầu mối với giá từ 1,5 đến 2 nghìn đồng.

Anh Nguyễn Văn Lâm, chủ vườn vải rộng hơn 5000 mét vuông tại xã Tân Quang chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi thấy người ta lại đi mua lá vải. Vùng đất Lục Ngạn vốn chỉ nhộn nhịp, đông đúc vào mua thu hoạch quả vải nhưng mấy ngày nay tôi phải huy động cả nhà vét lá vải đi bán. Lá vải để lưu cữ nhiều năm chắc vét cả tháng không hết”.

Tại điểm thu mua lá vải của ông Nguyễn Đăng Đạo, xã Tân Quang - Lục Ngạn, hàng chục người dân đang túc trực chờ để cân lá. Nhiều người đèo xe máy, thậm chí có người còn chở xe bò hàng chục bao lá vải ngất ngưởng đến điểm cân.

Ông Đạo cho biết: “Cách đây khoảng 1 tháng, Công ty TNHH Thương mại Lâm Sơn dưới Hà Nội đến đặt vấn đề mở đại lý thu gom lá vải thiều khô. Ban đầu, tôi không tin vì nghĩ chẳng ai lại mua lá vải khô làm gì. Nhưng thấy phía đối tác đưa 100 triệu tiền thu mua ban đầu, tôi mới bắt đầu thu gom ồ ạt”.

Ông Đạo kể thêm, phía đối tác chỉ mua lá vải đã khô và không cho biết mục đích thu gom. Ông đang đặt mua tại hơn 20 điểm cân ở các xã, mỗi điểm trung bình ngày cân được khoảng 1,5 tấn. Ngoài tiền công, tiền cho thuê nhà kho, ông cũng hưởng lợi từ việc ăn chênh lệch giá. Phía doanh nghiệp cũng hứa hẹn thu mua lâu dài nên ông đã cho cải tạo ngôi nhà cũ làm kho chứa hàng. Khi nào thu gom được khối lượng hàng nhất định, ông liên hệ cho doanh nghiệp Lâm Sơn đến lấy.

Được biết, doanh nghiệp Lâm Sơn còn đặt đại lý thu mua lá vải tại nhiều khu vực như ở Phố Kim - xã Phượng Sơn, xã Hồng Giang, Kiên Thành, Tân Mộc… Theo thông tin từ doanh nghiệp này thì lá vải sẽ được sơ chế để xuất sang Nhật Bản làm đất nhân tạo hoặc phân bón. Trước đó, phía Nhật Bản cũng đã từng thu mua lá nhãn ở Thái Lan để làm đất nhân tạo, tuy nhiên do lũ lụt tại Thái Lan, nên họ đã chuyển sang mua lá vải Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Tuyến - Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết: “Chính quyền đã vào cuộc tìm hiểu và  bước đầu xác định việc đó không gây ra ảnh hưởng gì cả. Trước đây, lá vải người dân không sử dụng làm gì nên chất đầy dưới gốc cây. Việc thu gom lá có thể còn làm cho gốc cây thông thoáng và tránh được sâu bệnh. Việc gom lá đem bán cũng góp phần tạo thu nhập thêm cho người dân dù giá bán cũng không đáng là bao và nhiều gia đình có điều kiện cũng không bỏ công thu gom”.

Về mối lo ngại người dân chặt tỉa cành lá phơi khô đem bán, ông Tuyến khẳng định không có tình trạng đó. Bởi việc chặt cành tỉa lá phải theo chu kì của cây vải. Người trồng vải ai cũng biết chỉ chặt cành lá sau khi thu hoạch xong chứ trước khi cây ra hoa mà chặt cành tỉa lá sẽ coi như mất trắng. Hơn nữa, nếu chặt cả cây vải phơi khô lá chắc cũng chưa được chục kilogam. Chẳng có ai dại gì đánh đổi thu nhập từ hàng tạ vải lấy hơn chục nghìn tiền bán lá.

Tuy nhiên, ông Tuyến cũng cho biết không hiểu doanh nghiệp thu mua lá vải với mục đích cụ thể gì. Chính vì vậy, UBND huyện Lục Ngạn đã mời doanh nghiệp Lâm Sơn đến làm việc về những vấn đề liên quan đến việc thu mua lá vải để có thông tin chính thức về sự việc.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Vũ Đình Phượng - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang cho biết: “Trước thông tin người dân thu gom lá vải khô đem bán, Sở NN&PTNT đã cử cán bộ chuyên môn trực tiếp đến địa bàn huyện Lục Ngạn xem xét. Việc thu gom lá vải khô cũng không có ảnh hưởng gì nhiều đến cây vải. Chúng tôi đã chỉ đạo chính quyền địa phương khuyến cáo đến người dân và nghiêm cấm việc chặt lá, tỉa cành lấy lá vải tươi làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây”.


Có thể bạn quan tâm

Anh Trần Đức Trung Mạnh Dạn Ứng Dụng Công Nghệ Trong Bảo Quản Giống, Sản Phẩm Cây Trồng Anh Trần Đức Trung Mạnh Dạn Ứng Dụng Công Nghệ Trong Bảo Quản Giống, Sản Phẩm Cây Trồng

Theo anh Trung thì trước đây, do diện tích lớn nên nhu cầu giống hoa cho mỗi vụ trồng rất nhiều, cứ mỗi lần vào vụ lại xuất hiện tình trạng khan hiếm giống. Gia đình phải tất bật liên hệ, tìm kiếm nguồn cung khắp nơi và mua giống với giá cao. Cũng vì thế nên giống hoa nhiều lúc không đảm bảo chất lượng, cây trồng kém phát triển, củ không nảy mầm tốt. Gia đình luôn rơi vào tình thế bị động trong việc tìm nguồn giống…

27/11/2014
Đắk Song Hội Thảo Mô Hình Trồng Rau Cải Bẹ Xanh An Toàn Đắk Song Hội Thảo Mô Hình Trồng Rau Cải Bẹ Xanh An Toàn

Ngày 26/11, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Đắk Song tổ chức hội thảo đầu bờ, đánh giá mô hình trình diễn sản xuất rau cải bẹ xanh an toàn tại hộ bà Trần Thị Thu ở thôn 8, xã Thuận Hà với quy mô 1.000 m2.

27/11/2014
Chống Hạn Ở Đại Lộc Chống Hạn Ở Đại Lộc

Những ngày này, người dân thôn Ngọc Kinh Đông (Đại Hồng, Đại Lộc) đứng ngồi không yên bởi hàng chục héc ta hoa màu ven sông có nguy cơ héo rũ. Nắng hè rát bỏng, nguồn nước khô kiệt đã khiến những cánh đồng bắp, đậu xanh, ớt, dưa… ven sông héo rũ, còi cọc vì thiếu nước. Thăm đồng khi đã xế chiều, ông Trần Ngọc Bích ngao ngán: “Hai sào ruộng đã bỏ hoang, nay tới cả 2 sào màu của gia đình cũng bị chết héo.

24/06/2014
Ia Grai Xây Dựng Vùng Chuyên Canh Cây Công Nghiệp Bền Vững Ia Grai Xây Dựng Vùng Chuyên Canh Cây Công Nghiệp Bền Vững

Khí hậu huyện Ia Grai được chia ra làm 2 vùng khá rõ rệt. Các xã phía Đông có độ cao trên 600 mét so với mực nước biển, phù hợp với cây cà phê. Vùng phía Tây thấp hơn, nhiệt độ nóng hơn, phù hợp với cây cao su và điều. Đến nay, sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây công nghiệp đã góp phần rất lớn trong sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện biên giới này.

27/11/2014
HTX Hạnh Quang Từng Bước Đưa Chè Shan Tuyết Cổng Trời Thành Thương Hiệu Uy Tín HTX Hạnh Quang Từng Bước Đưa Chè Shan Tuyết Cổng Trời Thành Thương Hiệu Uy Tín

Vì vậy, năng suất lao động không cao, chất lượng chè thấp, lượng tiêu thụ sản phẩm ra thị trường còn hạn chế. Chè của HTX sản xuất ra chủ yếu là chè khô, đóng bao bì không có nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm, nên chỉ bán được ở địa bàn trong huyện hoặc các mối lái quen biết.

27/11/2014