Cần bao nhiêu cây xanh mới đủ lượng oxy loài người hít thở trong 1 năm?
Từ đó, một câu hỏi được đặt ra là mỗi người cần bao nhiêu cây xanh mới có đủ khí oxy để tồn tại trong 1 năm? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Trước hết hãy nhìn vào phương trình tổng quát của quang hợp:
6CO2 + 12H2O ---> C6H12O6 + 6O2 + 6H2O
Chúng ta có thể thấy, cứ 6 phân tử carbon dioxide sẽ tạo ra 6 phân tử oxy, tỷ lể phân tử là 1:1. Nếu tính theo khối lượng thì chúng ta có cứ 44 kg phân tử CO2 thì sẽ tạo ra 32 kg phân tử O2 (khối lưọng phân tử của CO2 là 44 đơn vị carbon còn của O2 là 32).
Nếu xét trên một cây sung dâu trưởng thành có mặt nhiều tại Bắc Mỹ thì trung bình 1 năm nó tiêu thụ khoảng 21,7 kg khí CO2 để thực hiện quá trình quang hợp. Vậy theo tỷ lệ khối lượng CO2 ra O2 thì ta sẽ tính được lượng khí oxy mà 1 cây sung dâu trưởng thành tạo ra trong 1 năm: 21,77 x 32 / 44 = 15,83 kg.
Cây sung dâu tại một công viên ở Canada.
Trung bình một người sẽ cần 9,5 tấn không khí để thở trong vòng 1 năm, với khí oxy chiếm 23% số lượng này, Tức là một năm mỗi người chúng ta cần 2,185 tấn O2 để tồn tại, giả sử Trái Đất được bao phủ bởi chỉ nguyên loại cây sung dâu kể trên thì số lượng cây cần thiết để sản xuất đủ khí oxy đủ cho một người trong 1 năm là: 2,185 x 1000 / 15,83 = 138 cây.
Nếu tính trên quy mô dân số toàn thế giới thì số lượng cây cần thiết để đủ cho toàn bộ loài người (dân số thế giới hiện nay là 7,3 tỷ người): 138 x 7,3 = 1007,4 tỷ cây xanh. Một con số khổng lồ và thậm chí nó chiếm khaongr 1/3 tổng lượng cây xanh trên Trái Đất hiện nay (3,04 tỷ cây - theo tạp chí Nature)!
Quang hợp là quá trình thu nhận năng lượng ánh sáng Mặt trời của thực vật, tảo và một số vi khuẩn để tạo ra hợp chất hữu cơ phục vụ bản thân cũng như làm nguồn thức ăn cho hầu hết các sinh vật trên Trái Đất. Quá trình này là nguồn duy nhất để tạo ra năng lượng nuôi sống tất cả sinh vật trên Trái Đất; bù đắp lại những chất hữu cơ đã tiêu hao trong quá trình sống; cân bằng khí CO2 và O2 trong không khí; quang hợp liên quan đến mọi hoạt động sống kinh tế của con người.
Có thể bạn quan tâm
Xuất khẩu thủy sản, trong đó có tôm, được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn ở ĐBSCL. Vậy nhưng bài toán nguồn tôm nguyên liệu phục vụ cho chế biến đến nay vẫn chưa có lời giải. Đến mùa vụ, doanh nghiệp xuất khẩu lại kêu “khát tôm”, còn nguồn tôm do nông dân sản xuất ra lại thay nhau tuồn ra ngoài?
Một trong những tài liệu quan trọng là báo cáo của GAA về EMS mang tên “Managing the perfect killer”, tài liệu là cơ sở cho hội thảo toàn cầu về EMS tổ chức tại Việt Namhồi tháng 12/2013.
Ngày 14-3, Hội Chăn nuôi (CN) tỉnh Tiền Giang phối hợp với Hợp tác xã dịch vụ CN Xuân Phú (tỉnh Đồng Nai) tổ chức Hội thảo về an toàn thức ăn CN và giải pháp giảm chi phí, tăng năng suất trong CN. Tham dự hội thảo, có GS-TS Dương Thanh Liêm, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh cùng 150 đại biểu là đại diện các trạm thú y trong tỉnh và là các hộ CN của tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.
Cục Trồng trọt cho biết, dự kiến từ nay đến năm 2015, các tỉnh ĐBSCL sẽ chuyển đổi 112.000ha gieo trồng lúa sang trồng các loại rau màu khác, chủ yếu là trong vụ Xuân Hè.
Nhiều hội viên nông dân ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) cảm phục mỗi khi nhắc đến ông Phan Văn Thành (SN 1939), nông dân sản xuất giỏi nhiều năm liền của xã bởi sự năng động, nhiệt tình trong công tác Hội Nông dân, nhạy bén trong phát triển kinh tế.