Giải mã bí ẩn Alaska vùng đất của rau củ quả khổng lồ

Nhiều người tham dự Hội chợ Nông nghiệp bang Alaska được tổ chức thường niên – nơi các nông dân địa phương tự hào khoe các loại rau, củ, quả khổng lồ nhất mà họ trồng chắc chắn không khỏi kinh ngạc và thích thú khi bắt gặp những bắp cải nặng tới 63 kg, dưa lưới nặng 30 kg hay bông cải xanh nặng 15 kg…
Rau, củ, quả khổng lồ được trưng bày tại Hội chợ Nông nghiệp bang Alaska được tổ chức thường niên.
Tuy nhiên, đó chỉ là một vài ví dụ cho các loại rau, củ, quả “quái vật” được sinh ra từ dưới lòng đất Alaska.
Rau, củ, quả khổng lồ nhiều năm nay đã trở thành thương hiệu của vùng Alaska.
“Quá nhiều loại với kích thước quá lớn đến nỗi bạn thậm chí không thể tin nổi vào mắt mình”, Giám đốc Hội chợ nông nghiệp Alaska Kathy Liska chia sẻ.
Những cây bắp cải khổng lồ có thể khiến nhiều người trên thế giới kinh ngạc, song không có gì đáng ngạc nhiên đối với nông dân Alaska.
Câu hỏi đặt ra là, tại sao rau, củ, quả ở Alaska lại có khả năng phát triển tới những kích cỡ “khủng” như thế? Câu trả lời khá bất ngờ, đó là...nhờ mặt trời.
Ở Alaska, mùa gieo trồng thường rất ngắn, trung bình chỉ 105 ngày, trong khi mùa sinh trưởng ở California là 300 ngày.
Tuy nhiên, trong mùa gieo trồng ở Alaska, đêm thường ngắn trong khi ngày rất dài.
Do bang Alaska nằm gần Bắc Cực, nên trong mùa hè và vào cao điểm của mùa gieo trồng ở đây, ánh nắng mặt trời chiếu sáng suốt 19 giờ/ngày
Do ngày dài đêm ngắn, được hưởng nhiều ánh sáng mặt trời, cây trồng ở Alaska liên tục phát triển và lớn phổng khiến nông dân Alaska dễ dàng trồng được những loại rau, củ, quả khổng lồ bậc nhất thế giới.
Quả bí ngô nặng tới 807 kg ở Alaska.
Không chỉ chiếm ưu thế về mặt kích thước, rau, củ, quả ở Alaska còn có chất lượng tuyệt hảo.
Nhờ ngày ngắn đêm dài, ánh sáng mặt trời chiếu sáng tới 19 tiếng/ngày, quá trình quang hợp của cây trồng cũng tăng lên, giúp các loại trái cây Alaska ngọt hơn những nơi khác.
Chẳng hạn, cà rốt Alaska có tới 19 tiếng hấp thụ ánh sáng mặt trời để tạo thành đường và chỉ có khoảng 1/4 thời gian còn lại trong ngày để chuyển đường thành tinh bột.
Tương tự như cà rốt, các loại rau, củ, quả khác như bắp cải, bông cải xanh, súp lơ, củ cải, khoai tây, cà rốt, rau bina, rau diếp… ở Alaska đều phát triển "khủng" như vậy.
Related news

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng vừa tiếp và làm việc với Tập đoàn Hùng Vương về dự án phát triển 2 trang trại nuôi heo thịt công nghệ cao tại huyện Tri Tôn.

Những ngày gần đây, giá nấm rơm đang tăng lên từ 15.000 - 20.000 đồng/kg so với vụ trước. Cụ thể, giá nấm rơm được bày bán ở các chợ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang khoảng 45.000 - 50.000 đồng/kg; còn các tiểu thương thu mua tại nhà của người dân dao động ở mức 35.000 - 38.000 đồng/kg.

Theo thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, đến nay toàn huyện phát hiện gần 1.000 ha mì bị bệnh thối củ và cháy lá vi khuẩn.

Cây chè liên quan đến đời sống của hàng trăm nghìn hộ dân, nhưng hiện nay năng suất và hiệu quả kinh tế của loại cây này rất thấp, nguyên nhân chính là do sản xuất manh mún, thiếu liên kết với thị trường, an toàn thực phẩm chưa quản lý tận gốc…

Vụ Hè Thu năm 2015, nông dân các xã Phú Đức và Phú Hiệp, huyện Tam Nông canh tác gần 30 ha củ kiệu. Hiện tại, nông dân đang thu hoạch củ kiệu.